Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất không có hiệu lực?

Hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu (không có hiệu lực) nếu các bên không đủ điều kiện, hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, vô hiệu do giả tạo, bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép…


Hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu

Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện về chủ thể: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

- Điều kiện về mục đích và nội dung: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

- Điều kiện về hình thức: Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp một hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức kinh doanh bất động sản hoặc theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Dưới đây là những trường hợp chuyển nhượng nhà đất bị vô hiệu phổ biến nhất.

1. Vô hiệu do không đủ điều kiện chuyển nhượng, mua bán

* Vô hiệu do không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu bên chuyển nhượng thiếu một trong các điều kiện dưới đây thì không được chuyển nhượng:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó, nếu người nhận chuyển nhượng thuộc một trong những trường hợp không được nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì việc chuyển nhượng không có hiệu lực.

* Vô hiệu do không đủ điều kiện mua bán nhà ở

Xem chi tiết tại: Điều kiện mua bán nhà ở mới nhất

hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệuHợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu (Ảnh minh họa)

2. Vô hiệu do hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực

Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Như vậy, nếu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì là căn cứ để tuyên vô hiệu.

Ngoài hai trường hợp phổ biến trên thì chuyển nhượng nhà đất còn vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, một trong các bên không có năng lực hành vi dân sự…

Lưu ý: Giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và chuyển nhượng nhà đất nói riêng sẽ vô hiệu bằng quyết định tuyên vô hiệu của Tòa án.

Xem thêmMua bán nhà đất 2021: Lưu ý gì về điều kiện, hồ sơ, thủ tục?

Hậu quả khi chuyển nhượng nhà đất vô hiệu

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, khi chuyển nhượng nhà đất bị Tòa án tuyên vô hiệu thì hậu quả pháp lý như sau:

- Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (một bên trả lại đất, bên còn lại trả lại tiền).

Trên đây là một số trường hợp hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu mà người dân thường gặp phải. Để việc chuyển nhượng theo đúng quy định hãy xem và thực hiện theo hướng dẫn quy trình sang tên Sổ đỏ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.