Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng không?

Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng hay không? Đây là thắc mắc của không ít người dân vì nhiều nơi không có điều kiện để đánh máy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

Hợp đồng viết tay có thể được công chứng

* Chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là hợp đồng chuyển nhượng nhà đất) phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng mà một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

* Hợp đồng không bắt buộc phải đánh máy

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, công chứng hợp đồng gồm 02 trường hợp: Công chứng hợp đồng đã được soạn thảo sẵn và công chứng hợp đồng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và Luật Công chứng thì không có điều khoản nào quy định bắt buộc phải hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải đánh máy. Hay nói cách khác, dù hợp đồng chuyển nhượng được viết tay nhưng nội dung, mục đích giao kết không trái pháp luật, đạo đức xã hội, các bên có đầy đủ năng lực chủ thể thì được công chứng hoặc chứng thực, cụ thể:

Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn.

- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định pháp luật, công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

- Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay

Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng không? (Ảnh minh họa)

Trường hợp 2: Hợp đồng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

- Nội dung, mục đích giao kết hợp đồng của người yêu cầu không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.

- Sau khi soạn thảo xong thì công chứng viên đọc rõ cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung.

- Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.

* Từ chối công chứng bị phạt tới 03 triệu đồng

Theo điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP trường hợp công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 01 - 03 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng? Với quy định hiện hành thì hợp đồng mua bán nhà đất viết tay vẫn được công chứng nếu có đủ điều kiện. Ngoài ra, khi chuyển nhượng nhà đất nên sử dụng mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất với đầy đủ thông tin pháp lý để giảm tối đa rủi ro.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.