Hòa giải tranh chấp đất đai 2024: Hồ sơ và thủ tục thực hiện

Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đất đai, gồm hòa giải tự nguyện (Nhà nước khuyến khích) và hòa giải bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

1. Các loại hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Điều 236 Luật Đất đai 2024, việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai gồm 02 loại:

- Loại 1: Hòa giải tự nguyện (được Nhà nước khuyến khích).

Khi xảy ra tranh chấp đất đai các bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở).

- Loại 2: Hòa giải bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Việc hòa giải trước khi khởi kiện là thủ tục bắt buộc bởi nếu không thực hiện bước này, Tòa án sẽ trả đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện hoặc UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai dù thuộc thẩm quyền của những cơ quan này.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024.

hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện (Ảnh minh họa)

 2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Điều 235 Luật Đất đai 2024 và Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như sau:

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

- Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (bản chính)

- Giấy tờ có liên quan đến việc sử dụng đất (công chứng/chứng thực)

2.2 Trình tự thực hiện

Bước 1. Người đề nghị nộp đơn yêu cầu hòa giả tranh chấp lên UBND xã.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đơn, UBND xã phải thông báo tới các bên tranh chấp và Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất về việc thụ lý đơn yêu cầu hòa giải.

Trường hợp không thụ lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp; thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc, quá trình và hiện trạng sử dụng đất.

Bước 4. Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND xã.

- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

- Công chức làm công tác địa chính

- Người sinh sống lâu năm, biết rõ về nguồ gốc cùng quá trình sử dụng thửa đất (nếu có)

- Đại diện tổ chức/cá nhân khác như người đại diện cộng đồng dân cư; người có uy tín trong khu vực; người có trình độ pháp lý; già làng; người biết rõ vụ việc; công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; đại diện của Hội Nông dân/Hội Phụ nữ/Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên Công sản HCM cấp xã…

Bước 5. Tổ chức cuộc họp hòa giải

Tại cuộc họp hòa giải cần có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cùng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp 01 trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 02 thì việc hòa giải được coi là không thành.

Bước 6. Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành

* Trường hợp hòa giải thành:

Sau khi kết thúc buổi hòa giải, kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản bao gồm các nội dung:

  • Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải

  • Thành phần tham gia buổi hòa giải

  • Tóm tắt nội dung tranh chấp (trong đó thể hiện rõ nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp theo kết quả xác minh)

  • Ý kiến của Hội đồng hòa giải

  • Nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải cần phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp và thành viên tham gia hòa giải (có dấu của UBND cấp xã)

Trường hợp biên bản gồm nhiều trang thì phải ký vào từng trang, đóng dấu của UBND xã và gửi 01 bản cho các bên tranh chấp, đồng thời lưu tại UBND xã.

* Trường hợp hòa giải không thành

UBND cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Lưu ý: Trong 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên lại có ý kiến (bằng văn bản) khác với nội dung đã thống nhất thì Chủ tịch UBND xã cùng Hội đồng hòa giải tổ chức lại cuộc họp để xem xét, giải quyết đối với ý kiến bổ sung và lập lại biên bản.

* Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu hòa giải.

* Lệ phí (nếu có): Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải tranh chấp đất đai được quy định theo Luật phí và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật phí và lệ phí.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về hồ sơ, thủ tục thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai từ 01/8/2024. Trường hợp có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài  19006192  để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Hiện nay, rất nhiều khu nhà tập thể tại các thành phố lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện sử dụng và bị thu hồi lại để xây mới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu người dân được đền bù thế nào khi xây mới nhà tập thể theo quy định của pháp luật.

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Sau khi bị thu hồi đất, người dân sẽ được Nhà nước đền bù thông qua nhiều hình thức. Trong đó, rất nhiều hộ gia đình đã được đền bù bằng một mảnh đất tái định cư để sinh sống. Theo đó, “đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.