Hộ gia đình bán đất có cần tất cả thành viên phải có mặt?

Nếu nắm được quy định hộ gia đình bán đất có cần tất cả thành viên phải có mặt hay không sẽ giúp ích rất nhiều khi chuyển nhượng đất hộ gia đình, đồng thời sẽ giúp tránh xảy ra các tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.

* Mua bán đất hay sang tên Sổ đỏ là cách người dân thường gọi dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Gia đình bán đất có cần tất cả thành viên phải có mặt?

Khi chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký tên. Đồng thời, người ký hợp đồng chuyển nhượng phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Nội dung này được quy định rõ tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

[...]

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện đăng ký biến động hoặc tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì các thành viên cùng nhau thực hiện hoặc ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Tóm lại, khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất của hộ gia đình thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất không nhất thiết phải có mặt mà chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng với bên mua.

Hộ gia đình bán đất có cần tất cả thành viên phải có mặt? (Ảnh minh họa)

Thủ tục công chứng văn bản đồng ý chuyển nhượng

* Nơi công chứng: Tại bất kỳ Phòng/Văn phòng công chứng nào trong cả nước.

* Hồ sơ công chứng

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

- Dự thảo văn bản đồng ý chuyển nhượng nhà đất.

- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân).

Lưu ý: Cần thiết có thông tin về thửa đất cần chuyển nhượng như số thửa, số tờ bản đồ và thông tin về người đứng tên Giấy chứng nhận để ghi vào văn bản đồng ý chuyển nhượng.

* Trình tự, thủ tục công chứng

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ:

- Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2: Thực hiện công chứng

- Trường hợp soạn trước văn bản đồng ý chuyển nhượng thì công chứng viên phải kiểm tra dự thảo văn bản đó.

  • Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.
  • Nếu không đúng thì yêu cầu sửa cho đúng quy định, trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa thì từ chối công chứng.

- Trường hợp người yêu cầu công chứng không soạn trước văn bản đồng ý chuyển nhượng thì:

  • Tổ chức công chứng soạn văn bản đồng ý chuyển nhượng theo yêu cầu của người đề nghị công chứng.
  • Người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ văn bản để kiểm tra và xác nhận vào văn bản đồng ý chuyển nhượng.
  • Người yêu cầu công chứng ký vào văn bản đồng ý chuyển nhượng (ký trước mặt công chứng viên).
  • Công chứng viên yêu cầu xuất trình bản chính giấy tờ để đối chiếu.
  • Công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu.

* Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc (thông thường sẽ lấy ngay).

Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Hộ gia đình bán đất có cần tất cả thành viên phải có mặt? Theo đó, khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì không cần tất cả thành viên có chung quyền sử dụng đất có mặt, chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về chuyển nhượng đất hộ gia đình liên quan đến trường hợp của mình, bấm gọi ngay số 1900.6192  và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(59 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.