Hình thức sử dụng đất "chung" "riêng" trên Sổ đỏ có gì khác nhau?

Hình thức sử dụng đất ghi trong Sổ đỏ gồm “sử dụng riêng” và “sử dụng chung” với người khác. Vậy, đất sử dụng chung và sử dụng riêng có gì khác nhau?


Hình thức sử dụng đất được ghi rõ trong Sổ đỏ

Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận được ghi như sau:

- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,...) thì ghi "Sử dụng riêng" vào mục hình thức sử dụng.

- Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi "Sử dụng chung" vào mục hình thức sử dụng.

- Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi "Sử dụng riêng" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi "Sử dụng chung" và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.

Ví dụ: Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2.

Đất sử dụng chung và sử dụng riêng

Đất sử dụng chung và sử dụng riêng được ghi rõ trên Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Phân biệt đất sử dụng chung và sử dụng riêng

TT

Tiêu chí

Sử dụng riêng

Sử dụng chung

1

Người có quyền sử dụng đất

Thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất như: Một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất.

2

Người có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất

Một cá nhân: Toàn quyền quyết định.

Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất được quy định như sau:

- Trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần nếu muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

- Trường hợp quyền sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Một hộ gia đình: Phải có văn bản ghi nhận sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình.

Hai vợ chồng:

- Chuyển nhượng, tặng cho,… phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng.

- Thừa kế: Trường hợp 1 người chết trước thì di sản thừa kế là ½ trị giá thửa đất.


Kết luận: Điểm khác biệt giữa hình thức sử dụng đất là “sử dụng chung” và “sử dụng riêng” là ai có quyền sử dụng đất và quyền quyết định khi thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Nếu “sử dụng riêng” thì người sử dụng đất có toàn quyền quyết định, “sử dụng chung” phải có sự thỏa thuận khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

>> Thủ tục làm Sổ đỏ - Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách tính tiền phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất 2023

Cách tính tiền phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất 2023

Cách tính tiền phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất 2023

Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì có hai vấn đề quan tâm đó là có được chuyển hay không và mất bao nhiêu tiền? Để biết cụ thể tiền phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng hãy xem cách tính tiền phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất sau đây.

Toàn bộ mức phạt tiền khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Toàn bộ mức phạt tiền khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Toàn bộ mức phạt tiền khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là chuyển sang đất ở là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chuyển mục đích phải xin phép, nếu không sẽ bị phạt tiền. Dưới đây là mức tiền phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất