Giải đáp thắc mắc: Hiến đất làm đường có lấy lại được không?

Hiến đất làm đường là việc người dân tặng cho đất của mình để làm đường đi, lối đi chung… Vậy cá nhân, tổ chức sau khi hiến đất làm đường, đổi ý muốn lấy lại có được không?

1. Có lấy lại được đất đã hiến làm đường không?

Hiện nay, các văn bản pháp luật về đất đai không quy định cụ thể về hiến đất làm đường mà có thể hiểu đây là việc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự nguyện hiến đất của mình nhằm mục đích làm đường, làm lối đi chung…

Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi người dân tặng cho đất để xây dựng công trình công cộng như lối đi chung, làm đường xá… thì sẽ phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất.

3. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.

Liên quan đến quyền sử dụng đất nên văn bản tặng cho này bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng.

Đồng thời, khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai cũng nêu rõ:

5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định này, có thể thấy, khi hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đã hiến đất làm đường thì sẽ không lấy lại được. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã tự nguyện giao người khác mà ở đây là Nhà nước để làm các công trình công cộng.

hien dat lam duong co lay lai duoc khong

2. Thủ tục hiến đất làm đường thực hiện thế nào?

Để hiến đất làm đường, Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể thủ tục, trình tự như sau:

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng/Phòng công chứng).

Bước 2: Thực hiện xây dựng công trình công cộng (đường, nghĩa trang liệt sĩ…) trên đất được tặng cho.

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai căn cứ vào:

- Văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.

- Hiện trạng sử dụng đất.

Sau khi đo đạc, chỉnh lý biến động, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo cho người sử dụng đất nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác nhận sự thay đổi trong diện tích đất.

Riêng trường hợp người sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình tặng cho toàn bộ quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để quản lý.

3. Mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung

Như phân tích ở trên, hiện nay, không có quy định cụ thể về việc hiến đất làm đường. Do đó, mẫu đơn hiến đất làm đường đi chung hiện cũng không được quy định tại bất kì một văn bản nào.

Dưới đây, LuatVietnam xin giới thiệu mẫu đơn hiến đất làm đường đi để độc giả tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN HIẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Kính gửi: ……………………………………………………………

Họ và tên: …………………………………………………………

Sinh ngày: ……………/……………/…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu số …….cấp ngày…../……/….. tại…………….…

Địa chỉ: ……………………………………………………………..

Vợ/chồng là bà/ông: …………………………………………

Sinh ngày: ……………/……………/…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu số …….cấp ngày…../……/….. tại…………….…

Địa chỉ: ……………………………………………………………..

Là chủ sở hữu thửa đất số …. tờ bản đồ số…. do Ủy ban nhân dân ….. cấp ngày …./…./…….. tại……………………

Gia đình tôi xin thống nhất hiến quyền sử dụng đất làm …………. như sau:

- Thửa số nào: ………………..…………

- Tờ Bản đồ: …………………..…………

- Địa chỉ: ……………………..……………

- Diện tích: ………………………… (m2)

– Mục đích sử dụng: ……………………

– Thời hạn sử dụng: ……………………

– Nguồn gốc sử dụng đất: …………..

Gia đình tôi hiến…m2 đất (nêu trên) để …………………….. là tự nguyện và không yêu cầu Nhà nước bồi thường.

Đơn này được lập thành … (bằng chứ) bản có giá trị như nhau, giao cho: Uỷ ban nhân dân cấp xã … bản, phòng Tài nguyên và Môi trường … bản, người hiến quyền sử dụng đất … bản.

………, ngày…….tháng……năm……

XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP Xà                     NGƯỜI HIẾN

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Hiến đất làm đường có lấy lại được không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.