Tổng hợp hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai 2025

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai là những hành vi mà người sử dụng đất, cán bộ, công chức hoặc tổ chức, cá nhân khác không được phép thực hiện khi sử dụng, quản lý đất đai. Dưới đây là cập nhật 11 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Đất đai mới nhất 2024. 

Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2024, có 11 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với các hành vi lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất được quy định như sau:

* Hành vi lấn đất, chiếm đất

Mức phạt đối với những đối tượng có hành vi lấn, chiếm đất được quy định tại Điều 13 Nghị định 123/2024/NĐ-CP như sau:

STT

Diện tích lấn, chiếm đất

Mức phạt tiền
(triệu đồng)

Thuộc địa giới của xã

Thuộc địa giới của phường, thị trấn

Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý

1

Dưới 0,02 héc ta

03 - 05

  • Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng thuộc địa giới của xã.

  • Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

10 - 20

4

Từ 0,1 đến dưới 05 héc ta

20 - 50

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

50 - 100

6

Từ 01 đến dưới 02 héc ta

100 - 150

7

Từ 02 héc ta trở lên

150 - 200

Đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất)

1

Dưới 0,02 héc ta

03 - 05

  • Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng thuộc địa giới của xã.

  • Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

10 - 30

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

30 - 50

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

50 - 100

6

Từ 01 đến dưới 02 héc ta

100 - 150

7

Từ 02 héc ta trở lên

150 - 200

Đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

1

Dưới 0,02 héc ta

05 - 10

  • Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng thuộc địa giới của xã.

  • Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

10 - 20

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

20 - 30

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

30 - 50

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

50 - 100

6

Từ 01 héc ta trở lên

100 - 200

Đất phi nông nghiệp

1

Dưới 0,02 héc ta

05 - 10

  • Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng thuộc địa giới của xã.

  • Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

10 - 30

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

30 - 50

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

50 - 100

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

100 - 150

6

Từ 01 héc ta trở lên

150 - 200

Đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa

1

Dưới 0,05 héc ta

10 - 30

  • Mức xử phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng thuộc địa giới của xã.

  • Tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức.

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

30 - 50

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

50 - 100

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

100 - 150

5

Từ 01 đến dưới 02 héc ta

150 - 300

6

Từ 02 héc ta trở lên

300 - 500

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi có hành vi vi phạm.

- Buộc người được giao, cho thuê đất phải làm thủ tục để được bàn giao đất trên thực địa đối với trường hợp đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.

- Nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm có được.

* Hành vi hủy hoại đất

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hủy hoại đất là hành vi:

  • Làm suy giảm chất lượng đất

  • Làm biến dạng địa hình

  • Gây ô nhiễm đất

Theo đó, mức phạt đối với những đối tượng có hành vi hủy hoại đất được quy định như sau:

STT

Diện tích lấn

Mức phạt tiền
(triệu đồng)

Làm suy giảm chất lượng đất (thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123)

1

Dưới 0,05 héc ta

02 - 05

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

10 - 30

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

30 - 50

5

Từ 01 héc ta trở lên

50 - 100

Làm suy giảm chất lượng đất (khoản 2 Điều 14 Nghị định 123)

1

Dưới 0,05 héc ta

05 - 10

2

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

10 - 20

3

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

20 - 50

4

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

50 - 100

5

Từ 01 héc ta trở lên

100 - 200

Lưu ý:

- Trường hợp gây ô nhiễm: Phạt theo mức phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Trường hợp hành vi vi phạm khiến đất không có khả năng khôi phục lại tình trạng ban đầu: Mức phạt bằng 02 lần so với loại đất tương ứng mức phạt bên trên, tối đa ≤500 triệu đồng đối với cá nhân, ≤01 tỷ đồng đối với tổ chức

Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi có hành vi vi phạm, trừ trường hợp đất không thể khôi phục.

- UBND căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai

Theo quy định tại Điều 240 Luật Đất đai 2024, người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Đây là hành vi nghiêm cấm mới được bổ sung tại Luật Đất đai 2024 so với Luật Đất đai 2013 trước đây. Theo đó, các hành vi được quy định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai gồm:

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định trong công tác:

  • Quy hoạch

  • Kế hoạch sử dụng đất

  • Giao đất

  • Cho thuê đất

  • Chuyển mục đích sử dụng đất

  • Thu hồi đất

  • Trưng dụng đất

  • Bồi thường

  • Hỗ trợ

  • Tái định cư

  • Xác định nghĩa vụ tài chính về đất

  • Quản lý hồ sơ địa chính

  • Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

  • Ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai

- Thiếu trách nhiệm trong quản lý dẫn tới xảy ra vi phạm hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

- Vi phạm quy định về việc lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin, quy định về các trình tự, thủ tục hành chính và báo cáo trong quản lý đất đai.

3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2024, tới đây Nhà nước sẽ có những chính sách nhằm đảm bảo đất sinh hoạt cho cộng đồng dân tộc thiểu số phù hợp với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện từng vùng.

Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền sử dụng, tiền thuê đất, địa bàn đầu tư; đồng thời sẽ ưu tiên giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào thiểu số theo quy hoạch.

Cá nhân, tổ chức vi phạm về chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số hoàn toàn có thể bị kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 240 Luật Đất đai 2024.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai

Khoản a Điều 240 Luật Đất đai 2024 quy định:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:

a) Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật…

Theo đó, người có hành vi vi phạm sẽ tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 229, Điều 230 Bộ luật Hình sự 2015.

5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật

Điều này cũng được quy định tại khoản c Điều 240 Luật Đất đai 2024 về những hành vi vi phạm trong việc lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.

6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

Điều này được quy định tại khoản b Điều 240 Luật Đất đai 2024 về việc thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất

Theo quy định tại điều 26 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất sẽ có 08 quyền chung bao gồm:

- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

- Được hưởng thành quả lao động hoặc kết quả đầu tư từ đất đang sử dụng hợp pháp.

- Được hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đối với đất nông nghiệp.

- Được Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ trong việc cải tạo và phục hồi đất nông nghiệp.

- Được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với tài sản bất động sản là của mình.

- Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cùng các quy định khác có liên quan.

- Được bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp.

8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trường hợp người sử dụng đất không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng đối với:

Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;

- Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê để sử dụng;

- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;

- Tài sản gắn liền với đất có nhu cầu đăng ký đồng thời với đăng ký đất đai.

Trường hợp không đăng ký biến động sau khi công chứng chuyển nhượng nhà đất 30 ngày thì sẽ bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng (khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).

* Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.

9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước

Hiện nay, nghĩa vụ tài chính về đất đai được quy định bao gồm:

  • Tiền sử dụng đất.
  • Tiền thuê đất.
  • Các loại thuế, phí theo quy định.
  • Lệ phí trước bạ.
  • Giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan thuế xác định.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, hành vi cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất hoặc thực hiện quyền của người sử dụng đất sẽ bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng: Đưa vật liệu xây dựng/vật khác lên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình nhưng gây cản trở, khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.

- Phạt từ 05 - 10 triệu đồng: Đào bới, xây tường, làm hàng rào trên đất của mình/của người khác mà gây cản trở, khó khăn cho việc sử dụng đất của người khác.

- Biện pháp khắc phục: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc các biện pháp khác để không làm ảnh hưởng tới quyền sử dụng đất của những người xung quanh.

11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai

Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định:

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Lâu nay, việc quản lý, sử dụng đất trong lĩnh vực đất đai chưa chú trọng trong vấn đề lồng ghép bình đẳng giới. Do vậy tới đây, việc bổ sung quy định cấm phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai là một trong những quy định được rất nhiều người quan tâm khi ban hành Luật Đất đai 2024.

Kết luận: Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam tổng hợp các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, với mỗi hành vi vi phạm đều có biện pháp xử lý tương ứng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài  19006192  để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đất 03 là gì? Đất 03 có được xây nhà không?

Thuật ngữ “đất 03” có lẽ vẫn là một thuật ngữ tương đối xa lạ với người sử dụng đất hiện nay. Vậy đất 03 là gì? Đất 03 có được xây nhà không? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.