Tổng hợp hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai là những hành vi mà người sử dụng đất, cán bộ, công chức hoặc tổ chức, cá nhân khác không được phép thực hiện khi sử dụng, quản lý đất đai.


10 nhóm hành vi bị nghiêm cấm

Theo Điều 12 Luật Đất đai năm 2013, những hành vi bị nghiêm cấm gồm:

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi hủy hoại đất bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

TT

Diện tích đất bị hủy hoại

Hình thức và mức phạt

1

Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất

Dưới 0,05 héc ta

Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

Phạt tiền từ 30 - 60 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

Phạt tiền từ 60 - 150 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc bị phạt tiền thì buộc người có hành vi hủy hoại đất khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.

2

Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai năm 2013, một trong những nguyên tắc (bắt buộc phải thực hiện) là phải sử dụng đất đúng mục đích; trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng trong một số trường hợp phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đaiHành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai (Ảnh minh họa)

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Quy định về thực hiện quyền của người sử dụng đất gồm nhiều quy định khác nhau và một trong số đó là điều kiện thực hiện quyền.

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài 04 điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện khác như: Điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm quy định tại Điều 189 Luật Đất đai năm 2013; trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo Điều 191 Luật Đất đai năm 2013,…

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Nếu không đăng ký sẽ vi phạm pháp luật và việc chuyển đổi, chuyển nhượng đó không có hiệu lực.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất, gồm: Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ.

Như vậy, nếu người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính là hành vi vi phạm và không được nhận kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

Xem thêm: Toàn bộ các khoản tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ năm 2020

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

Xem thêm: Toàn bộ hành vi vi phạm của công chức trong lĩnh vực đất đai

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Làm cách nào để có thể tra cứu mọi thông tin về đất đai?

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Trên đây là quy định tổng hợp về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, với mỗi hành vi vi phạm đều có biện pháp xử lý tương ứng.

>> Cách hiểu đúng các từ người dân thường gọi trong lĩnh vực đất đai

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách hiểu đúng các từ người dân thường gọi trong lĩnh vực đất đai

Cách hiểu đúng các từ người dân thường gọi trong lĩnh vực đất đai

Cách hiểu đúng các từ người dân thường gọi trong lĩnh vực đất đai

Người dân thường sử dụng các từ như Sổ đỏ, Sổ hồng, mua bán đất, sang tên Sổ đỏ,…Tuy nhiên đây không phải thuật ngữ theo quy định. Người dân nên hiểu đúng về các từ ngữ thường gọi trong pháp luật đất đai để ghi hồ sơ, giấy tờ cho chính xác.