Hạn mức, thủ tục giao đất cho tổ chức mới nhất

Nhà nước quy định hạn mức giao đất đối với một số loại đất. Vậy hạn mức giao đất cho tổ chức hiện nay là bao nhiêu? Hồ sơ và thủ tục giao đất cho tổ chức được quy định như thế nào? Dưới đây là câu trả lời.

1. Điều kiện giao đất cho tổ chức sử dụng?

Căn cứ tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013, giao đất cho tổ chức sử dụng  là khi Nhà nước ban hành quyết định giao đất để giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất.

Nhà nước giao đất cho tổ chức thông qua 02 hình thức sau:

- Giao đất không thu tiền sử dụng đất, bao gồm:

  • Giao đất cho các tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính muốn dùng đất nhằm mục đích xây dựng công trình sự nghiệp;

  • Giao đất cho các tổ chức nhằm mục đích xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án mà Nhà nước phê duyệt.

- Giao đất có thu tiền sử dụng đất, bao gồm:

  • Giao đất cho các tổ chức nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở (bán, hoặc kết hợp bán và cho thuê).

  • Giao đất cho các tổ chức nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa, sau đó chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa.

Dựa vào căn cứ để giao đất quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013, có thể hiểu điều kiện cơ bản để tổ chức được Nhà nước giao đất bao gồm:

- Tổ chức muốn được Nhà nước giao đất phải viết đơn xin giao đất.

- Việc giao đất cho tổ chức phải được tuân thủ đúng theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cá nhân được thể hiện trong đơn xin giao đất.

Các tổ chức xin giao đất nhằm mục đích thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, ngoài các điều kiện cơ bản trên, các tổ chức này còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Tổ chức thực hiện dự án đầu tư phải chứng mình được năng lực tài chính nhằm bảo đảm cho việc sử dụng đất theo tiến độ. Điều kiện về năng lực tài chính của tổ chức được quy định rõ tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Tổ chức thực hiện dự án phải thực hiện ký quỹ theo quy định.

- Tổ chức thực hiện dự án đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai.

Lưu ý: Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các dự án đầu tư có sử dụng đất cần đáp ứng 03 điều kiện trên bao gồm:

- Dự án của tổ chức xây dựng nhà nhằm mục đích để bán; hoặc để cho thuê; hoặc để bán kết hợp cho thuê.

- dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất.

- Dự án của tổ chức sản xuất, kinh doanh nhưng không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước.

2. Có hạn chế hạn mức giao đất cho tổ chức không?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Đất đai 2013, các loại đất sau phải được giao trong hạn mức Nhà nước quy định, bao gồm:

- Đất nông nghiệp

- Đất ở.

Như vậy, cho đến hiện tại, Nhà nước không quy định hạn mức cho tất cả các loại đất, ngoại trừ 02 loại đất kể trên.

Dẫn chiếu quy định tại Điều 129, Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai 2013, khi liệt kê hạn mức giao đất nông nghiệp và đất ở, Luật chỉ bao gồm chủ thể “hộ gia đình, cá nhân” mà không hề đề cập đến cụm từ “tổ chức”.

Do đó, có thể thấy Nhà nước chỉ quy định hạn mức giao đất cho cá nhân và hộ gia đình chứ không hạn chế hạn mức giao đất cho tổ chức.

Có hạn chế hạn mức giao đất cho tổ chức không?
Có hạn chế hạn mức giao đất cho tổ chức không? (Ảnh minh họa)

3. Trình tự, thủ tục giao đất cho tổ chức 

Trường hợp giao đất cho tổ chức không thông qua đấu giá

Nhà nước giao đất cho tổ chức không thông qua đấu giá khi thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013. Căn cứ tại Khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục giao đất cho tổ chức được thực hiện như sau:

- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Thẩm quyền giao đất

Hồ sơ xin giao đất

Cơ sở pháp lý

Tổ chức

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Trường hợp 1: Đối với dự án phải trình cơ quan Nhà nước (CQNN) có thẩm quyền xét duyệt/dự án phải cấp Giấy chứng nhận (GCN) đầu tư:

- Đơn xin giao đất

- GCN đầu tư/văn bản chấp thuận đầu tư + bản thuyết minh dự án (Bản sao). Nếu dự án dùng vào mục đích quốc phòng an ninh , tổ chức sẽ nộp Quyết định đầu tư xây dựng công trình quốc phòng an ninh của CQNN có thẩm quyền thay vì thuyết minh dự án

Trường hợp 2: Đối với dự án không phải trình CQNN có thẩm quyền xét duyệt/dự án phải cấp GCN đầu tư/không cần lập dự án đầu tư xây dựng công trình:

- Đơn xin giao đất

- Bản thuyết minh dự án (Bản sao)

- Đối với dự án không cần trình CQNN có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp GCN đầu tư;

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (Bản sao) - Đối với dự án không cần lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Các loại giấy tờ mà tổ chức đã chuẩn bị.

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của tổ chức và điều kiện giao đất.

- Tờ trình + quyết định giao đất (dự thảo).

Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Đơn xin giao đất

- Đơn xin giao đất của Tổ chức soạn

- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của tổ chức và điều kiện giao đất.

- Tờ trình + quyết định giao đất (dự thảo).

Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT

Bước 2. Nộp hồ sơ

Bước 3. Tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có)

Trường hợp tổ chức được giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất

Bước 4. Nhận kết quả

Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ tổ chức (không bao gồm thời gian giải phóng mặt bằng), CQNN có thẩm quyền cấp và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trên thực địa.

Bước 5. CQNN chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính của tổ chức.

Thủ tục giao đất cho tổ chức không qua đấu giá
Thủ tục giao đất cho tổ chức không qua đấu giá (Ảnh minh họa)

Trường hợp giao đất cho tổ chức thông qua đấu giá

Theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, khi tổ chức được nhà nước giao đất thông qua đấu giá thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013, thủ tục giao đất cho tổ chức được thực hiện như sau:

Bước 1. Tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính

Bước 2. Nhận kết quả

Sau khi tổ chức trúng đấu giá và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hành chính liên quan, CQNN có thẩm quyền sẽ cấp GCN, tổ chức giao đất trên thực địa cho tổ chức.

Bước 3. CQNN chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính của tổ chức.

Tuy nhiên, nếu tổ chức trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ tài chính, hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng theo phương án đấu giá (không nộp đủ tiền), CQNN có thẩm quyền có quyền hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất của tổ chức đó.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan về hạn mức cũng như thủ tục giao đất cho tổ chức. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc bất kỳ vấn đề nào, hoặc cần hướng dẫn chi tiết hơn về hồ sơ thủ tục, vui lòng liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định nêu cụ thể thế nào là "Đất ở không hình thành đơn vị ở" nhưng trên thực tế loại đất lại hết sức phổ biến. Vậy khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” được hiểu như thế nào, hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu rõ.

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Hiện nay, khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II” chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ về khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I quỹ II” là rất quan trọng để giúp người dân hiểu rõ về các loại quỹ đất.