Mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao tối đa bao nhiêu đất?

Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Dưới đây là hạn mức giao đất ở, đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

1. Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình

Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất nhằm mục đích trao quyền sử dụng đất cho người có nhu cầu sử dụng đất.

Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình
Thẩm quyền quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình (Ảnh minh họa)

- Đất ở tại nông thôn: UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình để là nhà ở, diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất đảm bảo phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

- Đất ở tại đô thị: UBND cấp tỉnh dựa theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất tại phương để quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình để xây dựng nhà.

- Đất nông nghiệp: UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đưa vào sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

2. Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình mới nhất

Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình tại nông thôn

Đất ở do hộ gia đình quản lý, sử dụng tại nông thôn gồm có: Đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống; hoặc vườn ao nằm trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư tại nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh dựa vào quỹ đất tại địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình để xây dựng nhà ở tại nông thôn.

Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình tại đô thị

Đất ở do hộ gia đình quản lý, sử dụng tại đô thị gồm có: Đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình để phục vụ đời sống; hoặc vườn, ao nằm trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư tại đô thị, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

​Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình tại đô thị
Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình tại đô thị (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 2 Điều 144 Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh dựa vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất tại địa phương để quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình tự xây dựng nhà ở đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại địa phương đó.

Như vậy, hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình do UBND cấp tỉnh quy định. Do đó, hạn mức đất ở tại mỗi địa phương sẽ khác nhau.

3. Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình

​Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình mới nhất
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình mới nhất (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình được quy định căn cứ theo loại đất, cụ thể như sau:

Loại đất

Hạn mức giao đất

Đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối do hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp

- Không quá 03ha/mỗi loại đất: Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Không quá 02ha/mỗi loại đất: Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại.

Đất trồng cây lâu năm

- Không quá 10ha: Đối với các địa phương cấp xã ở đồng bằng.

- Không quá 30ha: Đối với các địa phương cấp xã ở vùng trung du, miền núi.

Đất rừng phòng hộ

Không quá 30ha.

Đất rừng sản xuất

Không quá 30ha.

Giao nhiều loại đất, bao gồm đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối

Tổng hạn mức giao các loại đất: Không quá 05ha.

Giao thêm đất trồng cây lâu năm

- Không quá 05ha: Đối với các địa phương cấp xã ở đồng bằng.

- Không quá 25ha: Đối với các địa phương cấp xã ở vùng trung du, miền núi.

Giao thêm đất rừng sản xuất

Không quá 25ha.

Đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm chưa sử dụng, được giao để sử dụng theo quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối

Hạn mức tương ứng với các loại đất được giao, không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ.

Trên đây là những thông tin về hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Theo Luật 2023, thế nào là đất ở không hình thành đơn vị ở?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định nêu cụ thể thế nào là "Đất ở không hình thành đơn vị ở" nhưng trên thực tế loại đất lại hết sức phổ biến. Vậy khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở” được hiểu như thế nào, hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu rõ.

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II là gì? Quản lý đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II thế nào?

Hiện nay, khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I, quỹ II” chưa được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ về khái niệm “đất nông nghiệp quỹ I quỹ II” là rất quan trọng để giúp người dân hiểu rõ về các loại quỹ đất.