Năm 2025, hạn mức đất tôn giáo là bao nhiêu?

NĂm 2025, hạn mức đất tôn giáo là bao nhiêu? Việc quản lý đất tôn giáo do ai thực hiện? Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc giải đáp các vấn đề trên.

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm những đất nào?

Theo quy định tại Điều 57 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo đó, tại Điều 213 Luật Đất đai năm 2024 quy định đất tôn giáo gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.

hạn mức đất tôn giáo
Năm 2023, hạn mức đất tôn giáo là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

2. Hạn mức đất tôn giáo thế nào?

Theo Luật Đất đai hiện hành không quy định cụ thể về hạn mức giao đất tôn giáo, thay vào đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.

Điều này cũng có nghĩa, hạn mức đất giao cho cơ sở tôn giáo sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, bởi vậy mỗi địa phương sẽ quy định về hạn mức giao đất tôn giáo khác nhau.

Ví dụ, tại tỉnh Bình Phước, theo Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND quy định về hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước như sau:

- Hạn mức giao đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không vượt quá 5.000 m2.

- Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có nhu cầu sử dụng đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở lớn hơn 5.000 m2 thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cụ thể cho từng trường hợp

* Tuy nhiên, căn cứ theo Nghị quyết 18-NQ/TW thì trong tương lai, việc giao đất cho cơ sở tôn giáo sẽ được quy định cụ thể hơn theo hướng:

- Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. 

- Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. 

- Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất tôn giáo?

Theo Luật Đất đai 2024, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý đối với đất cơ sở tôn giáo, điều này được thể hiện qua một số quy định sau:

- Có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (điểm b khoản 1 Điều 123 Luật Đất đai 2024).

- Có thẩm quyền thu hồi đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (khoản 1 Điều 83 Luật Đất đai 2024).

- Có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (điểm a khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2024).

Trên đây là giải đáp về Hạn mức đất tôn giáo. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ tại địa điểm mới

Nóng: Từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ tại địa điểm mới

Nóng: Từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ tại địa điểm mới

Từ ngày 29/3/2025, một số chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai như Hai Bà Trưng, Hà Đông, Hoàng Mai… được sáp nhập về hoạt động tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ mới. Vậy từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ ở đâu?