Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất được pháp luật công nhận. Vậy điều kiện và thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất hiện nay như thế nào?

1. Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp nhận thừa kế tại khoản 1 Điều 168 và trường hợp tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013.

- Đất dùng để góp vốn hiện không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị cơ quan có thẩm quyền kê biên để đảm bảo việc thi hành án.

- Đất còn thời hạn sử dụng.

Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Ảnh minh hoạ)

2. Điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Theo Điều 193 Luật Đất đai năm 2013, riêng đối với trường hợp nhận góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư.

- Mục đích sử dụng đối với phần diện tích đất nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải nộp một khoản tiền theo quy định để Nhà nước thực hiện bổ sung diện tích đất trồng lúa bị mất.

3. Hồ sơ, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các thành phần như sau:

- Đơn đăng ký biến động đất đai theo Mẫu số 09/ĐK được ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

- Hợp đồng/văn bản ghi nhận việc góp vốn giữa các bên.

- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người góp vốn.

- Đối với tổ chức kinh tế sử dụng đất góp vốn để thực hiện dự án thì cung cấp thêm văn bản chấp thuận của cơ quan thẩm quyền.

Hồ sơ thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Hồ sơ, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Ảnh minh hoạ)

Trình tự thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 50 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận một cửa (đối với các địa phương đã thành lập bộ phận một cửa).

Trong trường hợp thực hiện góp vốn với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc, tách thửa đối với phần diện tích này trước khi nộp hồ sơ.

Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký góp vốn.

Bước 3: Kiểm tra và giải quyết yêu cầu góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Nếu đủ điều kiện thì gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau đó, Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đăng ký biến động góp vốn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 4: Trả kết quả là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đăng ký biến động.

Thời gian thực hiện thủ tục này là không quá 10 ngày kể từ khi cơ quan thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì không quá 20 ngày.

4. Các trường hợp chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các trường hợp sau đây sẽ chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cụ thể:

- Khi hết thời hạn góp vốn các bên thỏa thuận.

- Đất bị thu hồi theo quy định.

- Một bên hoặc các bên đề nghị chấm dứt theo quy định tại hợp đồng góp vốn.

- Bên góp vốn hoặc doanh nghiệp liên doanh bị phá sản, giải thể theo quy định.

- Bên góp vốn là cá nhân đã chết hoặc bị tuyên bố đã chết;bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng phải do người đó thực hiện; bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Bên góp vốn là pháp nhận bị chấm duets hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải được pháp nhân đó thực hiện.

5. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hồ sơ thực hiện xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, gồm:

- Văn bản về việc thanh lý hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất có xác nhận đã được thanh lý.

- Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người góp vốn.

Việc xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự tại Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 51 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Hồ sơ được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc bộ phận một cửa (đối với các địa phương đã thành lập bộ phận một cửa).

Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xóa đăng ký góp vốn.

Bước 3: Kiểm tra và giải quyết yêu cầu xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Nếu phù hợp với quy định thì tiến hành xác nhận xóa đăng ký góp vốn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời thực hiện xoá đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Trên đây là những thông tin về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ cho chúng tôi đến: 19006192  để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được thực hiện chủ yếu bởi Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất mà chưa được cấp sổ cần thiết phải nắm rõ quy định về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thực hiện.

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao thì người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của cơ sở mình.