Giá đền bù đất rừng sản xuất [Mới nhất 2023]

Cùng với thu hồi đất rừng sản xuất, giá đền bù đất rừng sản xuất cũng là một trong các vấn đề được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Cùng tìm hiểu về giá đền bù đất rừng sản xuất mới nhất 2023 qua bài viết dưới đây.

1. Điều kiện đất rừng sản xuất được đền bù khi bị thu hồi

Khoản 2 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Theo quy định nêu trên, người sử dụng đất rừng sản xuất khi bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ nếu thuộc trường hợp:

- Thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thu hồi rừng để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013, điều kiện để người sử dụng đất rừng sản xuất là hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013);

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

Giá đền bù đất rừng sản xuất
Giá đền bù đất rừng sản xuất mới nhất 2023 (Ảnh minh họa)

2. Giá đền bù đất rừng sản xuất mới nhất 2023

2.1 Đơn giá đất rừng sản xuất hiện nay

Hiện nay, khung giá đất rừng sản xuất được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP, cụ thể:

Vùng kinh tế/Loại xã

Xã đồng bằng

Xã trung du

Xã miền núi

Gá tối thiểu

Giá tối đa

Gá tối thiểu

Giá tối đa

Gá tối thiểu

Giá tối đa

1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc

7,0

33,0

4,0

45,0

2,0

25,0

2. Vùng đồng bằng sông Hồng

12,0

82,0

11,0

75,0

9,0

60,0

3. Vùng Bắc Trung bộ

3,0

30,0

2,0

20,0

1,5

18,0

4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ

4,0

60,0

3,0

45,0

1,0

40,0

5. Vùng Tây Nguyên

1,5

50,0

6. Vùng Đông Nam bộ

9,0

190,0

12,0

110,0

8,0

150,0

7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

8,0

142,0

2.2 Cách xác định giá đền bù đất rừng sản xuất

Tiền đền bù đất rừng sản xuất khi bị thu hồi được xác định theo công thức dưới đây:

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = Tổng diện tích đất rừng sản xuất do Nhà nước thu hồi (m2) x Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất (VNĐ/m2)

Trong đó: Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất

Cụ thể;

- Khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành trong thời hạn 05 năm, hết 05 năm sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Do vậy, để biết mảnh đất đang được áp dụng khung giá nào cần xác định chính xác vị trí và tra trong bảng giá đã được ban hành và đang có hiệu lực tại thời điểm bền bù.

- Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Hệ số đất của các mảnh đất có thể khác nhau vì hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay giai đoạn.

Ví dụ:

Hộ gia đình Ông N có 1,5 hecta đất rừng sản xuất vùng Đồng bằng Sông Hồng bị thu hồi, giá đền bù đất rừng sản xuất tại đồng bằng Sông Hồng bị thu hồi trên 1ha là 10.000 VNĐ/m2, không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất.

Như vậy, để tính số tiền đền bù đất rừng sản xuất của nhà ông N xác định như sau:

- Tổng diện tích đất rừng sản xuất bị thu hồi là 1,5ha = 15.000m2

- Đơn giá bồi thường đất rừng sản xuất = 10.000VNĐ/m2

=> Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = 15.000 x 10.000 = 150 triệu đồng.

Trên đây là giải đáp về giá đền bù đất rừng sản xuất mới nhất 2023. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.