Được xây gì trên đất nông nghiệp? Ghi thông tin trong Sổ đỏ thế nào?

Một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đúng mục đích. Đồng nghĩa với việc đất nông nghiệp không được phép xây dựng nhà ở. Vậy, được xây gì trên đất nông nghiệp và ghi thông tin trong Sổ đỏ như thế nào?


Được xây gì trên đất nông nghiệp?

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trông cây hàng năm khác, trồng cây lâu năm, trồng rừng,…

Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp khác được sử dụng để xây dựng một số loại công trình như sau:

(1) Các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

(2) Nhà kính phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.

(3) Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.

Như vậy, có thể thấy mặc dù trong nhóm đất nông nghiệp có loại đất nông nghiệp khác được sử dụng để xây dựng một số loại công trình nhưng công trình này phải được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như chuồng trại, nhà kho, nhà kính,…

duoc xay gi tren dat nong nghiep

Ghi thông tin công trình trong Sổ đỏ thế nào?

Khoản 9 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định cách thể hiện thông tin trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất nông nghiệp như sau:

(1) Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu công trình trên đất nông nghiệp

Trường hợp 1: Chủ sở hữu công trình đồng thời là người sử dụng đất thì thể hiện thông tin trên trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:

- Nếu là cá nhân trong nước: Ghi là “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.

- Nếu là hộ gia đình sử dụng đất: Ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như trường hợp cá nhân trong nước; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.

Nếu chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp 2: Chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất thì thể hiện thông tin về chủ sở hữu công trình trên trang 1 của Giấy chứng nhận theo quy định trường hợp 1.

Tiếp theo ghi “Sở hữu công trình trên thửa đất thuê của … (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê đất)” hoặc “Sở hữu công trình trên thửa đất thuê lại của … (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê lại đất)” hoặc “Sở hữu công trình trên thửa đất nhận góp vốn của … (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân góp vốn)”.

(2) Thông tin về thửa đất

Thông tin về thửa đất được thể hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT; trường hợp sử dụng nhiều thửa đất thì phải thực hiện việc trích lục, trích đo địa chính theo quy định cho toàn bộ diện tích sử dụng; thông tin về thửa đất được xác định theo thông tin của bản trích lục, trích đo địa chính.

Trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất thì tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi “Thửa đất trên thuộc quyền sử dụng của người khác được ghi trên trang 1”.

(3) Thông tin về công trình

Được thể hiện dưới dạng bảng như sau:

Hạng mục công trình

Diện tích xây dựng

(m2)

Diện tích sàn (m2)

Kết cấu chủ yếu

Hình thức sở hữu

Cấp công trình

Thời hạn sở hữu

Công trình xây dựng gắn liền với đất nông nghiệp được thể hiện trên Giấy chứng nhận là công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc công trình đã hình thành trên thực tế tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận và thuộc quyền sở hữu của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận, trong đó:

- Hạng mục công trình: Ghi theo tên các hạng mục trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư dự án, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp, quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng.

- Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình, bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

- Diện tích sàn: Chỉ thể hiện đối với công trình dạng nhà và ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Các trường hợp còn lại không xác định và ghi bằng dấu “-/-”.

- Kết cấu chủ yếu: Ghi loại vật liệu xây dựng (gạch, bê tông, gỗ...), các kết cấu chủ yếu là tường, khung, sàn, mái (ví dụ: Tường, khung thép, sàn bằng bê tông cốt thép).

- Hình thức sở hữu: Ghi “Sở hữu riêng” đối với hạng mục công trình thuộc sở hữu của một chủ; ghi “Sở hữu chung” đối với trường hợp hạng mục công trình thuộc sở hữu chung của nhiều chủ.

Trường hợp hạng mục công trình có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt “Sở hữu riêng”, “Sở hữu chung” ở các dòng dưới kế tiếp; đồng thời ghi diện tích thuộc sở hữu riêng và diện tích thuộc sở hữu chung vào các dòng tương ứng ở các cột “Diện tích xây dựng”, “Diện tích sàn”.

- Cấp công trình: Ghi theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Trường hợp công trình xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được quy định trong phân loại về công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế quyết định các loại công trình được đăng ký quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận.

- Thời hạn sở hữu công trình được ghi theo quy định như sau:

+ Ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn sử dụng công trình nếu xác định được thời hạn sử dụng của công trình, đối với trường hợp thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác thì thời hạn sở hữu công trình không vượt quá thời hạn thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

Ghi bằng dấu “-/-” nếu không xác định được thời hạn sử dụng của công trình.

+ Trường hợp mua bán công trình có thời hạn thì ghi ngày tháng năm kết thúc theo hợp đồng mua bán công trình.

Trên đây là bài viết trả lời rõ cho vướng mắc: Được xây gì trên đất nông nghiệp và cách ghi thông tin trong Sổ đỏ. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cách xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

Cách xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

Cách xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là một trong những phương pháp định giá đất phổ biến, đây còn là phương pháp xác định giá đất để tính tiền bồi thường về đất. Do đó, việc nắm rõ cách xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất khá quan trọng.