Đồ án quy hoạch đô thị là gì? Có những loại quy hoạch đô thị nào?

Đồ án quy hoạch đô thị được coi là công cụ để quản lý và định hướng sự phát triển của thành phố. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giải thích rõ hơn về đồ án quy hoạch đô thị và các vấn đề liên quan.

1. Đồ án quy hoạch đô thị là gì?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

Trong đó, quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

2. Có những loại đồ án quy hoạch đô thị nào?

2.1 Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố trực thuộc trung ương

Các đồ án quy hoạch đô thị ở thành phố trực thuộc trung ương phải tuân các nội dung và hình thức được quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cụ thể như sau:

- Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

  • Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị;
  • Mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; định hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung;
  • Đánh giá môi trường chiến lược;
  • Chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.

Khi đó, đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phân khu trong đô thị (theo khoản 4 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009).

Đồ án quy hoạch đô thị
Đồ án quy hoạch đô thị phải tuân các nội dung và hình thức theo quy định (Ảnh minh họa)

2.2 Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã

Theo khoản 1, 2 Điều 26 Luật Quy hoạch đô thị 2009, các đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được quy định  như sau:

- Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã bao gồm:

  • Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;
  • Mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị - hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị;
  • Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dưới đất; đánh giá môi trường chiến lược;
  • Kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.

Khi được phê duyệt, các đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã sẽ là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị (theo khoản 4 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

2.3 Đồ án quy hoạch đô thị chung ở thị trấn

Về nội dung và hình thức bản vẽ, các đồ án quy hoạch đô thị chung ở thị trấn phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 27 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cụ thể như sau:

- Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn bao gồm:

  • Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị;
  • Tổ chức không gian đô thị, quy hoạch công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

- Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thị trấn được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.

Theo đó, các đồ án quy hoạch đô thị chung thị trấn đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị (theo khoản 4 Điều 27 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

2.4 Đồ án quy hoạch chung đô thị mới

Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị.

Ngoài ra còn xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.

Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Trong đó, thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm.

Khi được phê duyệt, đồ án quy hoạch chung đô thị mới sẽ là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới.

3. Thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị sau đây: 

- Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên; 

- Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt; 

- Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của quốc gia theo quy định của Chính phủ. 

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị sau đây: 

- Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới, trừ các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. 

Đối với đồ án quy hoạch chung đô thị loại II, III, IV và đô thị mới, trước khi phê duyệt phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng; 

Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt đồ án quy hoạch:

Phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các quy hoạch đồ thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh. 

Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch

Chi tiết thị trấn, trừ các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền của các chủ thể trên, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh. 

Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn:

Có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đồ thị trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch này. 

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn trong việc báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quy hoạch chung đô thị của thành phố, thị xã, thị trấn.

Trên đây là giải đáp liên quan đến đồ án quy hoạch đô thị. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể. 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây. 

Khởi kiện quyết định thu hồi đất: Hồ sơ, thủ tục thế nào?

Khởi kiện quyết định thu hồi đất: Hồ sơ, thủ tục thế nào?

Khởi kiện quyết định thu hồi đất: Hồ sơ, thủ tục thế nào?

Trường hợp có sai phạm trong việc ban hành quyết định thu hồi đất, người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để được đảm bảo quyền lợi. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến khởi kiện quyết định thu hồi đất.

Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng ra sao?

Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng ra sao?

Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng ra sao?

“Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng thế nào?” là vấn đề mà nhiều người dân quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ làm rõ vấn đề này.