Điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, cấp giấy phép cho chủ đầu tư (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) nếu có đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định.


1. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị

Điều 91 Luật Xây dựng 2014 (khoản 1 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị như sau:

(1) Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

(2) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.

(3) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh (*).

(4) Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định (**).

(5) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định (hồ sơ giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng đối với công trình sửa chữa, cải tạo,…) (***).

2. Điều kiện cấp GPXD cho công trình không theo tuyến ngoài đô thị

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng cho công trình xây dựng không theo tuyến ngoài đô thị được quy định rõ tại Điều 91 Luật Xây dựng 2014 như sau:

(1) Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

(2) Đáp ứng điều kiện quy định tại các mục (*), (**), (***) như trên.

dieu kien cap giay phep xay dung

3. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ gồm nhà ở liền kề, nhà biệt thự, nhà ở độc lập.

3.1. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị

* Điều kiện chung

Căn cứ khoản 1 Điều 93 Luật Xây dựng 2014, điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị như sau:

(1) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

(2) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

(3) Có thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định.

(4) Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hợp lệ.

Lưu ý: Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị.

* Điều kiện riêng: Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng.

3.2. Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn

Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công thì điều kiện được cấp giấy phép xây dựng phải có đủ điều kiện sau:

(1) Phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

(2) Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định.

4. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Căn cứ khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm điều kiện chung áp dụng đối với mọi công trình và điều kiện riêng áp dụng đối với từng loại công trình, cụ thể:

* Điều kiện chung

(1) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Phù hợp với mục đích sử dụng đất.

(4) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất; nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.

Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.

* Điều kiện riêng

Xem chi tiết tại: Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

Trên đây là điều kiện cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ. Nếu chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân cần tư vấn về giấy phép xây dựng hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam.

>> Xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Hồ sơ và thủ tục thực hiện

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2022

4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2022

4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản năm 2022

Ngay từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định mới với nhiều thay đổi liên quan đến chính sách về bất động sản. Những chính sách này sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản? cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Nếu hộ gia đình, cá nhân nắm rõ quy định hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép, nhà ở không phép thì có thể tự mình thực hiện thủ tục này để không bị tháo dỡ. Theo quy định mới thì người dân không có nhiều thời gian để hợp thức hóa nhà ở không phép, trái phép như trước đây.