Hàng loạt thay đổi cuối năm nay về thu hồi, bồi thường đất [Dự kiến]

Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai chính là các quy định liên quan đến thu hồi và bồi thường đất. Cùng LuatVietnam điểm lại các điểm mới này trong bài viết dưới đây.

1. Thay đổi các trường hợp thu hồi đất

1.1 Thêm trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Bên cạnh vẫn giữ các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh như trước đây, dự thảo còn bổ sung thêm một số trường hợp khác, bao gồm:

- Thu hồi đất để làm cơ sở khám, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân

- Thu hồi đất để làm nhà khách của lực lượng vũ trang nhân dân.

diem-moi-trong-thu-hoi-boi-thuong-dat-tai-du-thao-luat-dat-dai
Nhiều điểm mới trong thu hồi bồi thường đất tại dự thảo Luật Đất đai

1.2 Điều chỉnh quy định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1.2.1 Giải thích rõ khái niệm “Dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”

Điều 78 của dự thảo giải thích:

“Dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là các dự án phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện chính sách về phát triển hạ tầng, đô thị, nông nghiệp, nông thôn; giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, phân bổ công bằng, hài hòa giá trị tăng thêm từ đất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nhằm phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

1.2.2 Phân loại dự án thu hồi để thực hiện theo tính chất của dự án

Thêm một điểm mới về thu hồi bồi thường đất tại dự thảo Luật Đất đai là thay vì phân loại các dự án thu hồi theo tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đầu tư (Quốc hội, Thủ tướng, HĐND cấp tỉnh) như Luật Đất đai 2013, dự thảo này phân loại các dự án được thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo tính chất của dự án:

  • Dự án công trình đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
  • Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Dự án công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh;
  • Dự án tạo quỹ đất do Nhà nước đầu tư;
  • Dự án xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

1.3 Bổ sung điều kiện để thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Dự thảo quy định mới về một số trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm về đất đai như sau:

- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm (trước đây chỉ cần có hành cố ý hủy hoại đất)

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền hoặc không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, công khai tại thời điểm giao đất, cho thuê đất (trước đây chỉ quy định đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền)

- Đất sản xuất nông nghiệp không được sử dụng trong thời hạn 36 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng (trước đây quy định đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục).

dat-nong-nghiep-khong-su-dung-qua-36-thang-bi-thu-hoi
Đất nông nghiệp không sử dụng quá 36 tháng, đã bị xử phạt sẽ bị thu hồi

2. Thay đổi nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

2.1 Bổ sung quy định chỗ ở mới “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”

Dự thảo nhấn mạnh nguyên tắc việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm có người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

2.2 Thay đổi cách xác định giá đất khi bồi thường

Dự thảo quy định trong trường hợp “nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”.

Trong khi đó, theo Luật Đất đai hiện hành, thời điểm để xác định giá đất khi bồi thường bằng tiền trong trường hợp không có đất để bồi thường là “tại thời điểm quyết định thu hồi đất”.

2.3 Bổ sung quy định bồi thường bằng đất khác khi bị thu hồi đất

Dự thảo bổ sung quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở.

3. Quy định cụ thể về các điều kiện của khu tái định cư

3.1 Điều kiện của khu tái định cư

Cụ thể hóa nguyên tắc “bảo đảm có người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” như nêu trên, dự thảo này quy định các tiêu chí mà khu tái định cư cần đạt được, gồm:

- Hạ tầng kỹ thuật: Đường giao thông phải kết nối giao thông giao thông liên kết với khu vực lân cận, điện chiếu sáng và điện sinh hoạt, hệ thống cấp, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường.

- Hạ tầng xã hội: Đảm bảo trường học, dịch vụ y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ, khu thương mại - dịch vụ.

- Phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

3.2 Thứ tự ưu tiên khi lựa chọn địa điểm tái định cư

Một điểm mới về thu hồi bồi thường đất tại dự thảo Luật Đất đai là quy định về thứ tự ưu tiên khi lựa chọn địa điểm tái định cư. Cụ thể thứ tự này như sau:

- Tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

- Tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất thu hồi đối với trường hợp tại địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi không có đất để bố trí tái định cư;

-Tại địa bàn khác có điều kiện tương đương với trường hợp tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất thu hồi không có đất để bố trí tái định cư.

Trên đây là một số điểm mới về thu hồi bồi thường đất tại dự thảo Luật Đất đai. LuatVietnam sẽ tiếp tục cập nhật các nội dung liên quan đến dự thảo này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những đề xuất mới về dự thảo, vui lòng liên hệ ngay theo số 19006192 .

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.