Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là một phương pháp để đem lại hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các quy định pháp luật sẽ rất dễ bị vi phạm. Vậy, đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?

1. Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?

Đất trồng lúa được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước, lúa nương và lúa nước còn lại. Trong khi đó, đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024, để trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, người sử dụng đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, có thể thấy người dân đang sử dụng đất trồng lúa không được tự ý trồng cây lâu năm trên đó mà phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh) cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp tự ý trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, người sử dụng đất có thể bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích.

Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không? (Ảnh minh họa)

2. Muốn trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, phải làm gì?

2.1 Điều kiện để trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa

Người sử dụng đất trồng lúa muốn trồng cây lâu năm trên đất này phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, điều kiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm cụ thể như sau:

- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm, đảm bảo công khai, minh bạch;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung...

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024, trường hợp cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải có quyết định cho phép của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng để ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2 Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Căn cứ Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
Nơi gửi: UBND cấp xã

Bước 2: Giải quyết

Trong thời hạn 05 ngày, UBND cấp xã sẽ xem xét sự phù hợp giữa Bản đăng ký và kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Nếu đồng ý, UBND cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi và gửi cho người yêu cầu. Nếu không đồng ý thì thông báo bằng văn bản.

Trên đây là giải đáp về Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đất 03 là gì? Đất 03 có được xây nhà không?

Thuật ngữ “đất 03” có lẽ vẫn là một thuật ngữ tương đối xa lạ với người sử dụng đất hiện nay. Vậy đất 03 là gì? Đất 03 có được xây nhà không? Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.