Đất tôn giáo khi bị Nhà nước thu hồi có được bồi thường không?

Trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất, đất tôn giáo có được bồi thường không? là vấn đề mà nhiều người dân còn thắc mắc. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

1. Đất tôn giáo bị thu hồi có được bồi thường không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì đất cơ sở tôn giáo bao gồm:

  • Đất xây dựng cơ sở tôn giáo

  • Trụ sở của các tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

  • Công trình tôn giáo khác.

Theo đó, trong trường hợp đất tôn giáo bị thu hồi, căn cứ khoản 2 Điều 97, khoản 4 Điều 100 Luật Đất đai 2024 có quy định cụ thể như sau:

Điều 97. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

2. Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 95 của Luật này thì được bồi thường về đất.”

“Điều 100. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

4. Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đang sử dụng đất phi nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 95 của Luật này thì được bồi thường về đất.

Theo các quy định nêu trên, có thể thấy cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất phi nông nghiệp/đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì được bồi thường về đất.

đất tôn giáo có được bồi thường không
Đất tôn giáo khi bị Nhà nước thu hồi có được bồi thường không? (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện đất tôn giáo được bồi thường về đất thế nào?

Căn cứ Điều 95 Luật Đất đai 2024 điều kiện đất tôn giáo được bồi thường về đất như sau :

- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được cho phép hoạt động đang sử dụng đất mà không thuộc trường hợp được Nhà nước giao/cho thuê; không phải đất từ nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ sau 01/7/2004.

- Có một trong các điều kiện tại khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

  • Có quyết định giao/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền.

  • Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất để được cấp Giấy chứng nhận.

  • Nhận chuyển quyền sử dụng từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai

  • Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

3. Phương thức bồi thường và mức bồi thường đất tôn giáo thế nào?

- Về phương thức bồi thường đất tôn giáo (căn cứ Điều 91 Luật Đất đai 2024):

  • Bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng với đất đã bị thu hồi.

  • Bồi thường bằng tiền

  • Nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.

- Về mức bồi thường: Mức bồi thường được xác định theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Trường hợp cơ sở tôn giáo không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) thì chi phí được xác định theo Điều 17 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:

P = {(P1+P2+P3+P4)/T1} x T2

Trong đó:

  • P là chi phí đầu tư vào đất còn lại;

  • P1 là chi phí san lấp mặt bằng;

  • P2 là chi phí cải tạo làm thau chua rửa mặn, tăng độ màu mỡ của đất, chống xói mòn hoặc xâm thực đối với đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp;

  • P3 là chi phí gia cố tăng khả năng chịu lực chống rung/sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất/kinh doanh;

  • P4 là chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất mà phù hợp với mục đích sử dụng;

  • T1 là thời hạn đã sử dụng đất;

  • T2 là thời hạn sử dụng đất còn lại.

Trên đây là giải đáp về đất tôn giáo có được bồi thường không. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Sau khi bị thu hồi đất, người dân sẽ được Nhà nước đền bù thông qua nhiều hình thức. Trong đó, rất nhiều hộ gia đình đã được đền bù bằng một mảnh đất tái định cư để sinh sống. Theo đó, “đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.