Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không?

Đất tôn giáo là loại đất mang những đặc điểm tương đối đặc biệt so với các loại đất thông thường khác. Vậy, đất tôn giáo có được chuyển nhượng hay tặng cho không? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

1. Đất tôn giáo là gì? Do ai quản lý?

Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định:

“2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;”.

Ngoài ra, theo Điều 159 Luật đất đai 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo như sau:

"Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo

1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo."

Theo đó, đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất này do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

Theo Luật Đất đai hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý đất tôn giáo, cụ thể:

- Có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm b khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013).

- Có thẩm quyền thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

- Có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở tôn giáo (khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai 2013).

Đất tôn giáo có được chuyển nhượng
Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không? (Ảnh minh họa)

2. Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không?

Về vấn đề này, tại Điều 181 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất như sau:

1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Như vậy, quy định trên đã nêu rõ, cộng đồng dân cư không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất cơ sở tôn giáo.

3. Có được tặng đất cho cơ sở tôn giáo để xây chùa không?

Tại điểm g, i khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định:

“…g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất…

…i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định…”

Theo quy định trên, cơ sở tôn giáo chỉ có thể nhận quyền sử dụng đất thông qua hình thức được nhà nước giao đất và hình thức được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Do đó, cá nhân, hộ gia đình không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo theo hình thức tặng cho.

Khi đó hộ gia đình, cá nhân muốn hiến, tặng đất cho cơ sở tôn giáo thì thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Làm thủ tục tự nguyện trả lại đất

Hộ gia đình cá nhân làm thủ tục tự nguyện trả lại đất cho nhà nước theo quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2013, Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

- Người sử dụng đất làm văn bản trả lại đất và trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất nộp tới cơ quan tài nguyên môi trường cấp Huyện nơi có đất theo.

- Trong đơn có ghi rõ mục đích trả lại đất để hiến tặng đất cho cơ sở tôn giáo nào.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất căn cứ vào đơn trả lại đất của người sử dụng đất sẽ ra quyết định thu hồi.

Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân hộ gia đình trả lại đất thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về Ủy ban nhân cấp huyện (theo điểm a Khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013).

Bước 3: Cơ sở tôn giáo làm hồ sơ xin giao đất

Sau khi Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất của người sử dụng đất thì Cơ sở tôn giáo làm hồ sơ xin giao đất nộp đến cơ quan có thẩm quyền giao đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013.

Trên đây là giải đáp về Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không? Mọi vấn đề còn vướng mắc liên quan bài viết, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Tình trạng bỏ hoang đất không phải là trường hợp hiếm gặp, nhất là đối với đất nông nghiệp. Việc bỏ hoang đất không sử dụng trong một thời gian nhất định có thể làm mất quyền sử dụng đất. Khi đó, vấn đề mà nhiều người quan tâm là vậy đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?