Phát hiện đất thuộc quy hoạch có được lấy lại cọc không?

Mặc dù khi có đất thuộc quy hoạch thì người sử dụng đất vẫn có một số quyền nhất định nhưng hầu hết không ai muốn rơi vào trường hợp này, nhất là khi nhận chuyển nhượng. Vậy, khi phát hiện đất thuộc quy hoạch có được lấy lại cọc không?

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Là một biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự nên đặt cọc được sử dụng rất phổ biến trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Mặc dù phổ biến như vậy và quy định về đặt cọc không quá phức tạp nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề khi áp dụng và một trong số đó là lấy lại cọc khi đất thuộc quy hoạch.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người đặt cọc có thể áp dụng quy định khác nhau để lấy lại tiền đặt cọc, cụ thể:

Khi hợp đồng có thỏa thuận

Hợp đồng đặt cọc gồm nhiều điều khoản khác nhau, trong đó thường có điều khoản cam kết về quy hoạch, thông tin thửa đất đủ điều kiện để chuyển nhượng theo quy định. Trường hợp bên nhận đặc cọc có cam kết thửa đất chuyển nhượng không thuộc quy hoạch mà khi giao kết, thực hiện hợp đồng phát hiện thửa đất đó thuộc quy hoạch thì bên nhận đặt cọc có nghĩa vụ trả lại tiền cọc cho bên đặt cọc.

Trường hợp bên nhận đặt cọc không trả cọc thì bên đặt cọc có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thực tế cho thấy nếu bên nhận đặt cọc có cam kết thửa đất chuyển nhượng không thuộc quy hoạch nhưng khi sang tên mới phát hiện đất thuộc quy hoạch thì nguyên nhân do bên nhận đặc cọc không biết thửa đất đó thuộc quy hoạch.

Do vậy, để bảo đảm tính thiện chí khi chuyển nhượng và tránh phát sinh tranh chấp khi đặt cọc, khi thực hiện chuyển nhượng thì các bên nên thỏa thuận điều khoản “trả lại tiền đặt cọc, tiền trả trước hoặc tiền chuyển nhượng khi đất thuộc quy hoạch”.

Đồng thời, do bên nhận đặt cọc, bên chuyển nhượng có thể không biết đất mình thuộc quy hoạch nên phương án tốt nhất là không nên thỏa thuận điều khoản phạt cọc khi đất thuộc quy hoạch.

dat thuoc quy hoach co duoc lay lai coc khong

Khi bên nhận đặt cọc, bên chuyển nhượng lừa dối

Việc che giấu thông tin đất thuộc quy hoạch để chuyển nhượng với giá cao hơn, dễ dàng chuyển nhượng hơn xảy ra tương đối phổ biến. Trường hợp bên đặt cọc, bên nhận chuyển nhượng phát hiện bên nhận đặt cọc, bên chuyển nhượng lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.

Nội dung này được quy định rõ tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

…”.

Khi hợp đồng đặt cọc, hợp đồng chuyển nhượng bị tuyên vô hiệu thì bên nhận đặt cọc, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc, tiền trả trước, tiền chuyển nhượng cho bên đặt cọc, bên nhận chuyển nhượng.

Quy định này được nêu rõ tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

…”.

Mặc pháp luật quy định rõ như vậy nhưng vấn đề khó nhất để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận là chứng cứ, chứng minh bên nhận đặt cọc, bên chuyển nhượng lừa dối.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp số tiền đặt cọc không lớn nhưng thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu phức tạp, mất nhiều thời gian,… nên bên đặt cọc thường từ bỏ tiền đặt cọc.

Trên đây là bài viết trả lời rõ cho vướng mắc: Khi phát hiện đất thuộc quy hoạch có được lấy lại cọc không? Mặc dù có quy định nhưng không phải trường hợp nào cũng thực hiện một cách dễ dàng, thậm chí nhiều người chấp nhận bỏ cọc. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi đặt cọc, chuyển nhượng để tránh nhưng rủi ro.

Nếu có vướng mắc về vấn đề trên hoặc vấn đề khác về đất đai, nhà ở hãy gọi đến LuatVietnam qua tổng đài 1900.6192 .

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Phải cấp đổi hay làm lại sổ mới khi Sổ đỏ hết hạn?

Phải cấp đổi hay làm lại sổ mới khi Sổ đỏ hết hạn?

Phải cấp đổi hay làm lại sổ mới khi Sổ đỏ hết hạn?

Đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất có thời hạn sử dụng là 50 năm và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận. Vậy, khi Sổ đỏ hết hạn thì phải cấp đổi, làm lại sổ mới hay xác nhận lại thời hạn sử dụng đất?

Thủ tục làm Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai diễn ra thế nào?

Thủ tục làm Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai diễn ra thế nào?

Thủ tục làm Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai diễn ra thế nào?

Mặc dù Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) nhưng cơ quan trực tiếp và tham gia nhiều nhất vào việc cấp sổ là Văn phòng đăng ký đất đai. Do đó, người dân cần nắm rõ thủ tục làm Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật.