Đất rừng phòng hộ có được chuyển đổi, lên thổ cư được không?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ là nhu cầu thường gặp ở nhiều hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Vậy đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không?

1. Đất rừng phòng hộ là gì?

Để hiểu thế nào là đất rừng phòng hộ, trước tiên cần hiểu rừng phòng hộ là gì. Theo đó, rừng phòng hộ là một trong các loại rừng được phân loại tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2015. Rừng này được dùng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, lũ quét, lũ ống, sạt lở, chống sa mạc hóa.

Đồng thời, giúp hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Rừng phòng hộ được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn;

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Như vậy, có thể hiểu đất rừng phòng hộ là đất đáp ứng điều kiện để sử dụng vào mục đích trồng rừng. Theo đó, phân loại đất rừng phòng hộ sẽ tương ứng với các loại rừng phòng hộ.

Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không
Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không? (Ảnh minh họa)

2. Đất rừng phòng hộ có chuyển đổi được không?

Chuyển đổi đất rừng phòng hộ được định nghĩa là việc thay đổi mục đích sử dụng đất. Việc chuyển đổi này chịu sự điều chỉnh của các quy định của pháp luật về điều kiện, đối tượng, thẩm quyền và hạn mức,…

Tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo đó, pháp luật cho phép chuyển đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt…

Ngoài ra, đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất thuộc dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau:

  • Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ trở lên;
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ.

3. Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không?

Điều 57 Luật Đất đai 2013 đã đưa ra các trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Trong đó nêu rõ, được chuyển đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

Mặt khác, đất thổ cư là tên gọi phổ biến của đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Do vậy, đối chiếu với quy định trên, người sử dụng đất không được phép chuyển đất rừng phòng hộ sang đất thổ cư.

Trên đây là giải đáp về Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuaVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục