Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Có chuyển đổi sang đất ở được không?

Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Có được chuyển lên đất thổ cư không? là vấn đề mà nhiều người quan tâm nhưng chưa nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề này.

1. Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Thuộc loại đất nào?

Tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng vào mục đích chủ yếu là nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất sau:

- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

- Đất nuôi trồng thủy sản;

- Đất chăn nuôi tập trung;

- Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác.

Như vậy, có thể thấy đất nuôi trồng thủy sản là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, mục đích sử dụng để nuôi thủy sản ở cả nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Đất nuôi trồng thủy sản là gì

Đất nuôi trồng thủy sản là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp (Ảnh minh họa)

2. Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển lên đất thổ cư không?

Khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:

1

Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;

2

 Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

3

Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;

4

Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;

5

 Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

6

 Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

7

Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Căn cứ theo quy định nêu trên, người sử dụng đất nông nghiệp được xin phép Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư. Có nghĩa, người sử dụng đất trồng thủy sản được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư nhưng phải xin phép Ủy ban nhân dân huyện.

Theo đó, việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất còn cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng.

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, hồ sơ xin chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất thổ cư gồm các giấy tờ:

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 02c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nộp cho Bộ phận Một cửa theo quy định.

Xem chi tiết về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại đây

3. Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản thế nào?

Ngoài việc tìm hiểu về đất nuôi trồng thủy sản là gì, người sử dụng đất còn quan tâm tới hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản.

Theo Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản như sau:

(*) Với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

(**)Với hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối:

Tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

(***) Với đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để nuôi trồng thủy sản:

Không quá hạn mức giao đất quy định tại (*) và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại (*).

UBND cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(****) Hạn mức giao đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân: Được thực hiện theo quy định tại (*), (**) và (***).

(*****) Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

(******) Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định.

Trên đây là giải đáp về Đất nuôi trồng thủy sản là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Việc di chuyển mồ, mả, công trình thờ tự trên đất thường ít xảy ra do liên quan nhiều đến yếu tố tín ngưỡng, tâm linh. Vậy trường hợp buộc phải phải di dời mồ mả do Nhà nước thu hồi đất, các hộ gia đình có được đền bù? Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào? Cùng tìm hiểu.