Đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích bị xử lý như thế nào?

Mỗi loại đất sẽ có mục đích sử dụng khác nhau, thế nhưng thực trạng sử dụng đất không đúng mục đích lại xảy ra khá thường xuyên, nhất là đối với đất nông nghiệp. Vậy, đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích bị xử lý thế nào?

1. Thế nào là đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất nông nghiệp gồm các loại đất sau:

- Đất trồng cây hàng năm: Gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm.

- Đất rừng: Gồm đất sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối.

- Đất nông nghiệp: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập…

Như vậy, đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp ngoài những mục đích nêu trên không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được xác định là sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích (ví dụ: sử dụng đất nông nghiệp để xây nhà tạm, nhà ở,…)

Ngoài ra, ở phạm vi hẹp hơn, sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích còn được hiểu là sử dụng đất các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp vào mục đích khác không được pháp luật cho phép. Ví dụ như:

- Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích trồng cây lâu năm;

- Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích trồng cây hàng năm…

Đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích
Đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích xử lý thế nào?

Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

"Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Như vậy, trường hợp sử dụng đất sai mục đích được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt.

Mức xử phạt với hành vi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích được quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

- Đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):

Diện tích đất chuyển mục đích trái phép

Mức phạt

(triệu đồng)

Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng

Dưới 0,5 héc ta

02 - 05

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

05 - 10

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

10 – 20

Từ 03 héc ta trở lên

20 - 50

Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

Dưới 0,1 héc ta

03 - 05

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

05 - 10

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

10 - 20

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

20 - 30

Từ 03 héc ta trở lên

30 - 70

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp

Dưới 0,01 héc ta

03 - 05

Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta

05 - 10

Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

10 - 15

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

15 - 30

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

30 - 50

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

50 - 80

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

80 – 120

Từ 03 héc ta trở lên

120 – 250

- Đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):

Diện tích đất chuyển mục đích trái phép

Mức phạt

(triệu đồng)

Chuyển đất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp

Dưới 0,5 héc ta

03 - 05

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

05 - 10

Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta

10 – 20

Từ 05 héc ta trở lên

20 - 50

Chuyển đất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp

Dưới 0,02 héc ta

03 - 05

Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

05 - 10

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

10 - 15

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

15 - 30

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

30 - 50

Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta

50 - 100

Từ 05 héc ta trở lên

100 - 250

- Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):

Diện tích đất chuyển mục đích trái phép

Mức phạt

(triệu đồng)

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm

Dưới 0,5 héc ta

02 - 05

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

05 - 10

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

10 – 20

Từ 03 héc ta trở lên

20 - 50

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp

Dưới 0,02 héc ta

03 - 05

Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

05 - 08

Từ 0,05 héc ta đến dưới 01 héc ta

08 - 15

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

15 - 30

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

30 - 50

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

50 - 100

Từ 03 héc ta trở lên

100 - 200

* Lưu ý:

- Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, mức phạt đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng hành vi.

- Mức phạt trên áp dụng đối với khu vực nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt.

Trên đây là giải đáp về Đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích bị xử lý như thế nào? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.