Đất nông nghiệp dính quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng?

Việc sử dụng đất nông nghiệp dính quy hoạch có thể làm hạn chế một số quyền đối với diện tích đất này. Nhiều người thắc mắc vậy đất nông nghiệp dính quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng không? Bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

1. Đất nông nghiệp dính quy hoạch là gì?

Luật Đất đai hiện hành không có quy định cụ thể về đất nông nghiệp dính quy hoạch là gì. Tuy nhiên, khoản 2, khỏan 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Từ quy định nêu trên, có thể hiểu đất nông nghiệp dính quy hoạch là diện tích đất nông nghiệp thuộc quy hoạch, kế hoạch dùng để hiện dự án, công trình công cộng, đường giao thông hoặc vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo đó, đối với đất nông nghiệp dính quy hoạch có thể bị hạn chế các quyền sử sụng đất hoặc bị thu hồi.

Đất nông nghiệp dính quy hoạch
Đất nông nghiệp dính quy hoạch có thể bị hạn chế các quyền sử sụng đất (Ảnh minh họa)

2. Đất nông nghiệp dính quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng đất không?

Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013, chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thuộc một trong các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

"Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất."

Như vậy, theo các quy định trên, việc chuyển mục đích sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt.

Do vậy, mặc dù là đất nông nghiệp dính quy hoạch, tuy nhiên hộ gia đình, cá nhân cần kiểm tra xem diện tích đất này đã có kế hoạch sử dụng đất được Nhà nước phê duyệt hay chưa.

Trường hợp mới chỉ có quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất thì người sử dụng đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và ngược lại.

3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thế nào?

Trường hợp đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Nộp tại bộ phận một cửa hoặc nộp tại trung tâm hành chính công đối với một số tỉnh, thành nếu địa phương đã có bộ phận một cửa.

Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Xử lý, giải quyết yêu cầu

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 5. Trả kết quả

Trên đây là giải đáp về đất nông nghiệp dính quy hoạch có được chuyển mục đích sử dụng? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.

Người đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức cần chú ý 4 quy định này

Người đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức cần chú ý 4 quy định này

Người đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức cần chú ý 4 quy định này

Việc người dân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức xảy ra khá thường xuyên, điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả về sau, gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất. Do vậy, người đang sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức cần chú ý 04 quy định này.

Tăng hạn điền: Tin vui cho người sử dụng đất nông nghiệp

Tăng hạn điền: Tin vui cho người sử dụng đất nông nghiệp

Tăng hạn điền: Tin vui cho người sử dụng đất nông nghiệp

Quản lý, sử dụng các loại đất là một trong những vấn đề được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong đó, dự thảo quy định tăng hạn điền nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là tín hiệu đáng mừng đối với người dân.