Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư?

Đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc không đủ điều kiện để canh tác, sử dụng theo đúng mục đích khá phổ biến. Vậy, trong trường hợp đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư hay không?


1. Khi nào được đất nông nghiệp thành đất thổ cư?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải được phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Mặc dù Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng không phải “toàn quyền” quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (sẽ thẩm định sau khi nhận hồ sơ).

Tóm lại, người dân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (quyết định có dấu đỏ) cho dù đất nông nghiệp đó bị “bỏ hoang” hoặc không đủ điều kiện canh tác hoặc canh tác không hiệu quả như thiếu nước, không màu mỡ,…

2. 4 bước để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Để được chuyển sang đất thổ cư thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ như sau:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ đã cấp).

Bước 2. Nộp hồ sơ

Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

- Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu được chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân sẽ nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước - trong đó nêu rõ số tiền và hạn nộp).

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

- Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4: Trả kết quả

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế (xuất trình biên lai đã nộp tiền khi nhận quyết định).

- Thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

dat nong nghiep bo hoang co duoc chuyen thanh dat tho cu

3. Mức phạt khi “bỏ hoang đất” đất nông nghiệp

Khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định người sử dụng đất có hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả).

Hình thức và mức phạt được quy định như sau:

TT

Diện tích đất “bỏ hoang”

Mức phạt tiền

1

Dưới 0,5 héc ta

Từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng

2

Từ 0,5 đến dưới 03 héc ta

Từ 01 - 03 triệu đồng

3

Từ 03 đến dưới 10 héc ta

Từ 03 - 05 triệu đồng

4

Từ 10 héc ta trở lên

Từ 05 - 10 triệu đồng

Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính (mức phạt tối đa là 20 triệu đồng).

Bên cạnh việc bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.”.

Theo đó, ngoài việc bị phạt tiền thì người vi phạm buộc phải đưa đất vào sử dụng theo quy định, nếu không đưa đất vào sử dụng sẽ bị thu hồi.

Trên đây là quy định trả lời cho vướng mắc: Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư? Theo đó, đất nông nghiệp bỏ hoang hoặc canh tác không hiệu quả thì chỉ được chuyển thành đất thổ cư nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp người dân cần tư vấn về chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các vấn đề pháp lý khác về đất đai hãy gọi tới tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam.

>> Chuyển mục đích sử dụng đất: Thủ tục thế nào? Phí bao nhiêu?

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Trực tiếp] Webinar: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 đối với doanh nghiệp

[Trực tiếp] Webinar: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 đối với doanh nghiệp

[Trực tiếp] Webinar: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 đối với doanh nghiệp

Nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật kịp thời và hiểu rõ hơn về Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ ngày 01/8/2024, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 19/7/2024 với chủ đề: “Điểm mới của Luật Đất đai 2024 dành cho doanh nghiệp”.