Thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được phép sang tên Sổ đỏ

Hiện nay không ít người có thắc mắc đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được phép sang tên Sổ đỏ hay không? Để biết câu trả lời hãy xem quy định về chuyển nhượng, tặng cho dưới đây.


Diện tích tối thiểu là bao nhiêu?

* Diện tích tối thiểu là gì?

Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được phép nhỏ hơn (diện tích tối thiểu không tính phần chỉ giới xây dựng, hành lang an toàn giao thông).

* Diện tích tối thiểu của 63 tỉnh thành là khác nhau

Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Như vậy, diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên diện tích tối thiểu giữa các tỉnh, thành là khác nhau.

Xem chi tiết tại: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa của 63 tỉnh thành

Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được phép sang tênĐất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được phép sang tên Sổ đỏ (Ảnh minh họa)

Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được sang tên?

Để biết thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được chuyển nhượng, tặng cho hay không thì cần biết điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Để được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì các bên phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định:

* Điều kiện của người chuyển nhượng, tặng cho

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi có đủ điều kiện sau:

- Đất không có tranh chấp.

- Có Giấy chứng nhận, trừ 02 trường hợp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Còn thời hạn sử dụng đất.

* Điều kiện của người nhận chuyển nhượng, tặng cho

Căn cứ Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, người nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải không thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất không quy định về diện tích tối thiểu. Theo đó, thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được phép sang tên nếu các bên có đủ điều kiện theo quy định trên. Để sang tên nhanh chóng hãy xem tại: Thủ tục sang tên Sổ đỏ với 3 bước đơn giản.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Trực tiếp] Webinar: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 đối với doanh nghiệp

[Trực tiếp] Webinar: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 đối với doanh nghiệp

[Trực tiếp] Webinar: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 đối với doanh nghiệp

Nhằm giúp các doanh nghiệp cập nhật kịp thời và hiểu rõ hơn về Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ ngày 01/8/2024, LuatVietnam tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến ngày 19/7/2024 với chủ đề: “Điểm mới của Luật Đất đai 2024 dành cho doanh nghiệp”.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.