Đất liền kề là gì? Khi nào được chuyển thành đất thổ cư?

Đất liền kề là cách gọi khá phổ biến của người dân trên thực tế. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng phổ biến thì người dân sẽ hiểu rõ đất liền kề là gì, khi nào được chuyển thành đất thổ cư, hồ sơ, thủ tục thực hiện thế nào.


1. Đất liền kề là gì?

Hiện nay pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng không quy định hay giải thích thế nào là đất liền kề. Đồng thời trên thực tế “đất liền kề” cũng không được quan niệm thống nhất như một số loại đất khác như đất thổ cư (đất ở), đất xen kẹt,…

Mặc dù vậy, căn cứ vào thực tiễn và thuật ngữ “đất liền kề” có thể hiểu theo nghĩa phổ biến nhất như sau:

Đất liền kề là diện tích đất tiếp giáp với đất thổ cư trong thửa đất có nhiều loại đất khác nhau.

Về mặt pháp lý đất liền kề không có ranh giới cụ thể, đồng thời đất liền thường là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,… tiếp giáp với phần diện tích đất ở trong cùng thửa đất.

2. Khi nào đất liền kề được chuyển thành đất thổ cư?

Điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

….

b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.”.

Như vậy, tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất ở phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Nói cách khác, đối với người sử dụng đất thì chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) thì mới được phép chuyển sang đất ở (mới được xây dựng nhà ở…).

Ngoài ra, cơ quan Nhà nước thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng không tự ý ra quyết định cho phép chuyển mục đích sang đất ở mà phải dựa trên những căn cứ nhất định.

Về căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được nêu rõ tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2014 như sau:

5. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Và theo khoản 2 Điều 57 Luật Đất đai 2024, khi chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện:

  • Nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
  • Chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Đất liền kề là gì?
Đất liền kề là gì? (Ảnh minh họa)

3. Hồ sơ, thủ tục chuyển sang đất thổ cư

Do đa số người dân không hiểu rõ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nên nếu có nhu cầu thì chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục sau:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người xin chuyển mục đích sử dụng đất làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 02c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP nộp cho Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

Bước 2: Giải quyết

Cơ quan có chức năng quản lý đất đai giao Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin về cơ sở dữ liệu đất đai, lập trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Đồng thời, hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính theo quy định hoặc làm lại hồ sơ hoặc bổ sung hồ sơ và nộp lại cho cơ quan có chức năng quản lý đất đai đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ; rà soát, kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực địa;

Tiếp đó, cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thời gian thực hiện trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất không quá 20 ngày.

Trên đây là bài viết giải thích rõ đất liền kề là gì và khi nào được chuyển thành đất thổ cư? Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bồi thường phần diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin về điều này.