Đất lấn chiếm: Khi nào được cấp Sổ? Khi nào bị thu hồi?

Đất lấn chiếm là diện tích đất có được do lấn đất, chiếm đất. Việc lấn, chiếm đất trên thực tế xảy ra khá phổ biến, nhất là đất khai hoang. Tùy vào trường hợp cụ thể mà đất lấn chiếm có thể được cấp sổ hoặc có thể bị thu hồi.

Căn cứ Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lấn, chiếm trước ngày 01/7/2014 được quy định cụ thể đối với từng trường hợp:

1. Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác

Đối với trường hợp này Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Sổ đỏ, Sổ hồng đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

Trường hợp có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật (phải nộp tiền).

2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp

Đối với trường hợp này xử lý theo quy định như sau:

2.1. Nếu đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất.

Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nếu không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.

2.2. Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

2.3. Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.

Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

Lưu ý về đất lấn chiếm

3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Đối với trường hợp này xử lý như sau:

3.1. Nếu đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai.

3.2. Nếu đang sử dụng đất không thuộc trường hợp 3.1 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Sổ đỏ, Sổ hồng.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp

Đối với trường hợp này hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.

Lưu ý: Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp 1, 2.1, 2.3 và 3.2 mà không có tranh chấp thì được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng (không phải xem xét mà đủ điều kiện được cấp).

Trường hợp lấn, chiếm đất từ ngày 01/7/2014 là hành vi vi phạm pháp luật đất đai, bên cạnh việc thu hồi, không được cấp sổ còn bị xử lý vi phạm hành chính (phạt tiền, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả,…) nếu còn thời hiệu xử lý.

Như vậy, tùy vào thời điểm sử dụng đất lấn chiếm, thời điểm lấn, chiếm và từng trường hợp cụ thể mà đất lấn chiếm có thể được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng hoặc bị thu hồi.

Việc xác định khi nào được cấp sổ, khi nào bị thu hồi trong nhiều trường hợp khá phức tạp nên người dân cần nắm rõ quy định; nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

5 trường hợp đất người dân không nên mua

5 trường hợp đất người dân không nên mua

5 trường hợp đất người dân không nên mua

Khi mua đất (nhận chuyển nhượng) người mua phải biết một số quy định cơ bản để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, những trường hợp đất người dân không nên mua dưới đây không chỉ nêu ra những trường hợp cần tránh xa mà còn có những cách xử lý nếu “nhỡ” mua phải đất này.

Con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?

Cha mẹ chia đất cho con khi con ra ở riêng là việc rất phổ biến và nhiều bậc cha mẹ, con cái cho đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh nên không phải khi nào mọi thứ cũng diễn ra thuận lợi. Vậy, khi con ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?