Đất giáo dục là gì? Đất giáo dục có được chuyển nhượng không?

Đất giáo dục là gì? Đất giáo dục có được chuyển nhượng không? là những nội dung sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây của LuatVietnam.

1. Đất giáo dục là gì?

Điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất phi nông nghiệp gồm:

Điều 10. Phân loại đất

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

Như vậy, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và có ký hiệu là DGD.

Ngoài ra, tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT nêu rõ, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ giáo dục và đào tạo bao gồm:

  • Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện, cơ sở dạy nghề và các cơ sở giáo dục và đào tạo khác;
  • Làm văn phòng, ký túc xá cho học sinh, sinh viên, làm nơi bán đồ dùng học tập, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục và đào tạo (trừ cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý).
Đất giáo dục là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (Ảnh minh họa)

2. Nguyên tắc sử dụng đất giáo dục thế nào?

Theo Điều 147 Luật Đất đai 2013, đất giáo dục là đất xây dựng công trình sự nghiệp. Việc sử dụng loại đất này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt.
  • Nghiêm cấm sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.

3. Đất giáo dục có được chuyển nhượng không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tên gọi của giao dịch mua bán đất. Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể nào nghiêm cấm hay hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với loại đất này. Do đó, có thể hiểu đất giáo dục cũng thuộc trường hợp được phép chuyển nhượng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Cụ thể, căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện để được chuyển nhượng đất giáo dục như sau:

- Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không thuộc trường hợp có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

Ngoài ra, khi chuyển nhượng đất giáo dục còn cần đáp ứng thêm các điều kiện như:

- Các bên trong giao dịch không thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng (Điều 192 Luật Đất đai 2013); bên nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điều 191 Luật Đất đai 2013);

- Có văn bản chấp thuận cho phép được nhận chuyển nhượng diện tích đất giáo dục của cơ quan có thẩm quyền đối với bên mua;

- Trong trường hợp chuyển nhượng phần diện tích đất tách thửa phải được cơ quan có thẩm quyền chấp xác nhận đủ điều kiện tách thửa.

Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như đã nêu trên, các bên tiến hành chuyển nhượng đất giáo dục theo các bước sau:

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng

Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng đất giáo dục phải được lập thành văn bản có công chứng/chứng thực

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tới văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

- Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng, cơ quan có thẩm quyền chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế có thẩm quyền để tính toán tiền thuế, tiền thuê đất của người có nghĩa vụ;

- Thực hiện cập nhật thông tin biến động tại hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

- Lập hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ mới cho bên mua (trường hợp mua một phần thửa đất);

Bước 4: Nhận kết quả

Trên đây là giải đáp về Đất giáo dục là gì? Đất giáo dục có được chuyển nhượng không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.