Luật 2023, đất giãn dân có được tách thửa không?

“Đất giãn dân” là thuật ngữ mà không phải ai cũng biết tới. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại đất này và trả lời câu hỏi “đất giãn dân có được tách thửa không”?

1. Đất giãn dân là gì?

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về đất giãn dân và thuật ngữ này còn xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên có thể hiểu đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và có mục đích chính dùng để ở. Đất này thường có ở các khu đô thị có mật độ dân số đông.

Đất giãn dân thường được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người dân trong các trường hợp:

- Hộ gia đình có nhiều thành viên mà không đáp ứng được chỗ ở và không có điều kiện để mua đất, mua nhà;

- Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn;

- Hộ gia đình sử dụng đất nằm trong diện bị quy hoạch, giải tỏa…

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì đất giãn dân là chính sách hỗ trợ về đất đai nhà ở của Nhà nước dành cho người dân trong một số trường hợp. Do đó, đất giãn dân thường có giá thành rẻ hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân so với đất ở thông thường.

đất giãn dân có được tách thửa không
Đất giãn dân có được tách thửa không? (Ảnh minh họa)

2. Đất giãn dân có được tách thửa không?

Về bản chất, đất giãn dân vẫn là đất ở, do đó vẫn được phép tách thửa khi đảm bảo các điều kiện như đối với đất ở.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa đất cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận.

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Đất còn thời hạn sử dụng.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định Điều 75a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa như sau:

“UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất".

Theo đó, ngoài những điều kiện nêu trên, để được tách thửa còn phải đáp ứng về điều kiện tách thửa đất tối thiểu tại mỗi địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Xem thêm: Tra cứu diện tích tối thiểu để được tách thửa đất

3. Thủ tục tách thửa đất giãn dân thế nào?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, các bước tiến hành tách thửa đất giãn dân như sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

- Đơn đề nghị tách thửa;

- Bản gốc và 02 bản sao Giấy chứng nhận;

- Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ (tùy từng trường hợp);

- Đơn xin đăng ký biến động;

- 02 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất thể hiện vị trí, kích thước, diện tích phần đất được phân chia (bản chính).

Bước 02: Nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

- Trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện.

- Trường hợp địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa: Nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất/tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 03: Tiếp nhận hồ sơ

Người nộp hồ sơ phải đề nghị bộ phận tiếp nhận ghi và đưa cho giấy tiếp nhận và trả kết quả nếu không thấy bộ phận tiếp nhận hồ sơ đưa cho giấy này.

Bước 04: Giải quyết yêu cầu

Bước 05: Trả kết quả

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

* Thời gian giải quyết: 

- Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

- Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là giải đáp về Luật 2023, đất giãn dân có được tách thửa không? Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.