Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Tình trạng bỏ hoang đất không phải là trường hợp hiếm gặp, nhất là đối với đất nông nghiệp. Việc bỏ hoang đất không sử dụng trong một thời gian nhất định có thể làm mất quyền sử dụng đất. Khi đó, vấn đề mà nhiều người quan tâm là vậy đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

1. Thế nào là đất bỏ hoang?

Luật Đất đai hiện nay không có quy định cụ thể thế nào là đất bỏ hoang. Tuy nhiên, có thể hiểu đất bỏ hoang là đất không đưa vào sử dụng trong một thời gian dài, gây lãng phí tài nguyên đất, thậm chí làm mất đi giá trị, mục đích sử dụng của đất.

Với đất bị bỏ hoang không được đưa vào sử dụng trong một thời gian nhất định sẽ bị Nhà nước thu hồi đất, khi đó người sử dụng đất sẽ mất quyền sử dụng phần diện tích đất này.

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng
Bỏ hoang đất có thể bị mất quyền sử dụng, thu hồi đất (Ảnh minh họa)

2. Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,… từ chủ thể có quyền.

Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật, người bị thu hồi sẽ không còn quyền sử dụng đất như đã nêu trên. Luật Đất đai 2013 quy định nhiều trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trong đó có thu hồi đất do không sử dụng đất liên tục, thường xuyên trong một thời gian.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”

Theo quy định trên, các loại đất dưới đây nếu không đáp ứng được thời gian sử dụng đất liên tiếp sẽ bị thu hồi:

- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;

- Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;

- Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.

3. Bỏ hoang đất có thể bị xử phạt hành chính

Theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể:

- Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta - dưới 03 héc ta;

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta - dưới 10 héc ta;

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Trên đây là giải đáp về Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Tới đây, cấm phân lô bán nền, người dân sẽ không được tách thửa?

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 đã siết chặt quy định về việc phân lô, bán nền. Theo đó, người dân đang rất quan tâm liệu cấm phân lô bán nền thì người dân có còn được tách thửa để tặng cho, thừa kế...? Vậy có đúng không được tách thửa từ 01/01/2025 nếu cấm phân lô bán nền?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai có hiệu lực sớm: Người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi gì?

Luật Đất đai 2024 đang được đề xuất đẩy ngày có hiệu lực lên 01/7/2024 thay vì từ ngày 01/01/2025, tức sẽ sớm hơn 06 tháng so với quy định. Vậy người dân, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gì khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?