Có được phép tự ý tách thửa để chuyển nhượng?

Hiện nay rất nhiều hộ gia đình, cá nhân tự ý tách thửa để chuyển nhượng. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành người dân tự ý tách thửa để chuyển nhượng có hợp pháp?


Cấm tự ý tách thửa để chuyển nhượng?

Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo điểm a khoản 4, 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp và được pháp luật bảo vệ thì các bên phải đăng ký biến động trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Để có đủ thành phần hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải tách thửa. Theo đó, khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Không được công chứng, chứng thực…và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.

Xem thêm: Điều kiện tách thửa và điều kiện tách Sổ đỏ 63 tỉnh thành

Như vậy, trường hợp người sử dụng đất tự ý tách thửa đất để chuyển nhượng sẽ không đủ điều kiện đăng ký biến động (không đủ điều kiện sang tên - dù thực tế đã diễn ra việc chuyển nhượng nhưng pháp luật không công nhận việc chuyển nhượng đó).

tự ý tách thửa để chuyển nhượng

Có được phép tự ý tách thửa để chuyển nhượng? (Ảnh minh họa)

Đề nghị tách thửa trước khi chuyển nhượng

Người sử dụng đất khi chuyển nhượng một phần thửa đất phải đề nghị tách thửa theo quy định dưới đây.

1. Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Lưu ý: Đối với trường hợp thực hiện thủ tục mà có thay đổi số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất nộp thêm bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân.

2. Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp hồ sơ tách thửa:

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu tách thửa

Bước 4. Trao kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

 Kết luận:

- Tự ý tách thửa để chuyển nhượng một phần thửa đất sẽ không được đăng ký biến động (không được sang tên).

- Để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định, người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị tách thửa và nộp tại cơ quan đăng ký đất đai trước khi thực hiện việc chuyển nhượng.

>> Thủ tục mua bán đất đai 2019: Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.