Con bất hiếu, cha mẹ có được lấy lại đất đã cho?

Khi con dựng vợ gả chồng thì nhiều hộ gia đình tặng đất cho con để làm vốn hoặc để ở. Cũng không ít trường hợp sau khi được tặng cho đất thì không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Vậy, cha mẹ có được lấy lại đất khi con thay đổi tính nết không?

1. Đã tặng cho có được lấy lại đất khi con “thay đổi tính nết”?

Sau khi được bố mẹ tặng cho nhà đất, rất nhiều trường hợp con cái trên thực tế bỗng "lật mặt" thay tính đổi nết, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, không chịu chăm sóc... Tuy nhiên, vì đã hoàn tất việc tặng cho nhà đất nên dù con cái “thay đổi tính nết”, cha mẹ cũng không có quyền lấy lại đất đã tặng cho vì những lý do sau:

(1) Việc tặng cho đã hoàn tất và đã có hiệu lực.

(2) Các bên tặng cho tự nguyện, không lừa dối, cưỡng ép nên không có căn cứ để Tòa án tuyên vô hiệu.

Hiện nay, việc tặng cho được pháp luật xác nhận khi hợp đồng tặng cho được công chứng, đã làm xong thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai và hoàn tất việc đăng ký biến động vào sổ địa chính.

Theo đó, sau khi đã hoàn tất việc đăng ký biến động vào sổ địa chính người con sẽ có đầy đủ các quyền năng được pháp luật quy định như quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với đất, trừ trường hợp hợp đồng tặng cho đã công chứng quy định điều kiện hợp đồng là được hủy bỏ hợp đồng nếu con bạn bất hiếu, đuổi bạn ra khỏi nhà.

Do đó, mặc dù tặng cho sẽ giúp giảm tình trạng tranh chấp giữa những người thừa kế bởi tặng cho ai, diện tích bao nhiêu… đều do cha mẹ quyết định, nhưng trong nhiều trường hợp, các bậc cha mẹ có thể xem xét để lại nhà đất theo diện thừa kế cho con cái.

2. Sang tên nhà đất cho con cái nên để thừa kế hay tặng cho?

Để trả lời cho câu hỏi nên tặng cho hay để thừa kế nhà đất cho con, cha mẹ cần nắm rõ ưu và nhược điểm cơ bản của từng hình thức này.

Đánh giá

Tặng cho

Thừa kế

Theo pháp luật

Theo di chúc

Ưu điểm

- Vẫn được lập hợp đồng tặng cho có điều kiện.

Ví dụ: Cha mẹ có quyền tặng cho nhà đất có điều kiện cho con như con có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được đuổi cha mẹ ra khỏi nhà,…

- So với thừa kế, nhất là thừa kế theo pháp luật thì tặng cho nhà đất ít xảy ra tranh chấp giữa những người thừa kế hơn vì quyền tặng cho ai, diện tích bao nhiêu, khi nào tặng cho,… đều do cha mẹ quyết định.

- Nếu cha mẹ không có sự ưu tiên cho một hay một số người con thì việc chia thừa kế theo pháp luật bảo đảm tính công bằng, không gây mất đoàn kết (chia đều).

- Việc để thừa kế giúp cha mẹ vẫn có thể tiếp tục sử dụng và có quyền quyết định đối với mảnh đất đó đến cuối đời mà không cần lo lắng tình trạng con cái “lật mặt”.

- Cha mẹ có quyền để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho một người con, trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động là những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

- Trường hợp bố mẹ không có nhiều hiểu biết về pháp luật và làm hợp đồng tặng cho không điều kiện thì việc để thừa kế theo di chúc có ưu điểm ở chỗ nếu con không thực hiện đúng nghĩa vụ, đúng bổn phận cha mẹ có quyền thay đổi nội dung di chúc (thay đổi người thừa kế, diện tích hưởng,…) do di chúc chỉ có hiệu lực sau khi bố mẹ mất.

Hạn chế

- Nếu không may trong hợp đồng mà cha mẹ không phải là người hiểu luật để làm hợp đồng tặng cho có điều kiện thì rất dễ xảy ra tình trạng sau khi hoàn tất tặng cho, nhiều người con đã “lật mặt”, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà…

- Gây mâu thuẫn giữa bố mẹ với những người con không được cho tặng nhà đất.

Việc chia thừa kế nhà đất theo pháp luật không thể thể hiện được ý chí “chủ quan” của cha mẹ vì tất cả những người cùng hàng thừa kế đều được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trường hợp phát sinh những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ gây ra nhiều tranh chấp giữa những người thừa kế.

Có thể thấy, không có phương án nào có ưu điểm tuyệt đối mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ gia đình để lựa chọn phương án tốt nhất. Nếu cha mẹ chỉ có một thửa đất có thể áp dụng quy định về quyền hưởng dụng để chia nhà đất con.

Nên tặng cho hay để thừa kế là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra (Ảnh minh họa)

3. Sang tên Sổ đỏ xong sẽ có quyền gì?

Khi việc tặng cho quyền sử dụng đất hoàn tất thì con cái sẽ được cấp Sổ mới mang tên chính chủ của người đó tại trang 1 hoặc trường hợp không thực hiện cấp mới thì tên người con sẽ được thể hiện tại mục “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” trên trang 4 của Sổ (với Sổ đỏ mẫu cũ) hoặc trang 2 với mẫu mới từ 01/01/2025.

Theo Điều 26, 27 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất có các quyền như sau:

(1) Được cấp Giấy chứng nhận.

(2) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

(3) Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

(4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.

(5) Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp trên mảnh đất của mình.

(6) Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

(7) Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.

(8) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

(9) Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, cụ thể là người sử dụng đất sẽ có các quyền khi đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận.

- Đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Trên đây là giải đáp của LuatVietnam về vấn đề "Cha mẹ có được lấy lại đất đã cho khi con bất hiếu?"

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(18 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục