Có bắt buộc thể hiện thông tin tài sản trong Sổ đỏ không?

Ngoài thông tin về quyền sử dụng đất, trên Sổ đỏ còn thông tin về tài sản gắn liền với đất. Vậy có bắt buộc thể hiện thông tin tài sản trong Sổ đỏ không? Cùng theo dõi câu trả lời ở bài viết dưới đây.

1. Có bắt buộc thể hiện thông tin tài sản trong Sổ đỏ không?

Căn cứ khoản 2 Điều 131 Luật Đất đai 2024, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở và công trình xây dựng. Tài sản gắn liền với đất sẽ được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Như vậy, tài sản gắn liền với đất không bắt buộc vào ghi nhận trong Sổ đỏ.

Tuy nhiên, nếu chưa được đăng ký và thể hiện trong Sổ đỏ, người dân sẽ chưa được ghi nhận quyền sở hữu tài sản bởi Sổ đỏ (tên thường gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý để được xác nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp.

Có bắt buộc thể hiện thông tin tài sản trong Sổ đỏ không?
Có bắt buộc thể hiện thông tin tài sản trong Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)

2. Nội dung thể hiện tài sản gắn liền với đất trên Sổ đỏ

Thông tin về tài sản gắn liền với đất được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT. Cụ thể:

2.1 Thông tin về tên tài sản trên Sổ đỏ

- Tài sản là nhà ở mà không phải căn hộ chung cư

  • Nhà ở riêng lẻ thì ghi “Nhà biệt thự” hoặc “nhà liền kề” hoặc “nhà ở độc lập”.
  • Nhà ở riêng lẻ được xây dựng theo dự án thì trên Sổ đỏ thể hiện tên nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng đã được chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
  • Nhà chung cư, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp (nhà chung cư) mà chủ đầu tư chưa bán, có nhu cầu cấp Sổ đỏ cho cả tòa nhà: Sổ đỏ ghi tên nhà chung cư theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được chấp thuận/quyết định chủ trương đầu tư.

- Công trình xây dựng mà không phải căn hộ: Trên Sổ đỏ thể hiện tên công trình theo dự án đầu tư/quy hoạch xây dựng chi tiết/giấy phép đầu tư/giấy phép xây dựng.

Nếu có nhiều hạng mục khác nhau thì thể hiện lần lượt từng hạng mục công trình theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư/quyết định đầu tư dự án/giấy phép đầu tư/giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Tài sản là chung cư, căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ… (gọi chung căn hộ): Trên Sổ đỏ ghi như sau:

…. Tên tài sản được chủ sở hữu xác định hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán - tên công trình/nhà chung cư

Ví dụ: Căn hộ du lịch số 1306 - Tòa XX

2.2 Thông tin về đặc điểm của tài sản trong Sổ đỏ

- Với nhà ở riêng lẻ:

  • Diện tích xây dựng: Ghi bằng đơn vị m2, làm tròn đến một chữ số thập hân;
  • Diện tích sử dụng: Ghi theo đơn vị m2, làm tròn đến một chữ số thập phân. Nếu là nhà một tầng thì thể hiện diện tích mặt bằng sàn xây dựng. Nếu có nhiều tầng thì thể hiện tổng diện tích mặt sàn xây dựng các tầng.
  • Số tầng: Tổng số tầng của nhà.
  • Kết cấu: Loại vật liệu xây dựng như gạch, bê tông… và các kết cấu chủ yếu gồm tường, khung, sàn. Ví dụ: Tường bằng bê tông cốt thép…
  • Cấp công trình: Theo quy định.

- Nhà chung cư: Thể hiện như nhà ở riêng lẻ ở trên.

- Căn hộ thuộc sở hữu của chủ đầu tư/được bán ho bên mua:  Diện tích sàn và diện tích sử dụng, cấp công trình theo nội dung tương ứng tại hợp đồng mua bán đã ký hoặc bản vẽ hoàn công, đơn vị m2, làm tròn số đến một chữ số thập phân.

- Công trình khác:

  • Diện tích xây dựng: Diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc măt đất theo mép ngoài tường bao công trình, đơn vị m2, làm tròn đến một chữ số thập phân.
  • Số tầng: Tổng số tầng (nhà); nếu không phải nhà thì ghi -/-
  • Kết cấu: Loại vật liệu xây dựng, ví dụ: “Tường, khung, sàn bằng bê tông cốt thép” …
  • Cấp công trình: Theo quy định

2.3 Thông tin sở hữu tài sản gắn liền với đất

Thông tin về hình thức sở hữu có hai loại: Sở hữu riêng hoặc sở hữu chung. Trong đó:

  • Sở hữu riêng với tài sản của một chủ sở hữu.
  • Sở hữu chung nếu tài sản của từ hai chủ sở hữu trở lên.
  • Thể hiện lần lượt từng hình thức và diện tích tương ứng nếu tài sản có cả sở hữu riêng và có phần sở hữu chung.

Ví dụ: “Sở hữu riêng 100,0 m2; sở hữu chung 100,5m2”.

2.4 Thông tin về thời hạn sở hữu tài sản gắn liền với đất

- Mua tài sản gắn liền với đất có thời hạn: Sổ đỏ thể hiện ngày hết hạn được sở hữu theo Hợp đồng mua bán/quy định pháp luật

- Sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất thuộc quyền sử dụng của người khác: Sổ đỏ thể hiện ngày tháng năm kết thúc thời hạn được thuê, hợp tác kinh doanh/hình thức khác…

- Không xác định được thì Sổ đỏ ghi -/-

2.5 Thông tin địa chỉ tài sản

Sổ đỏ ghi địa chỉ tài sản gắn liền với đất theo thứ tự:

Tên công trình/tòa nhà (nếu có), số nhà, căn hộ, ngõ, ngách, tên đường, phố (nếu có), tên điểm dân cư, tên đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh.

2.6 Thông tin hạn chế quyền sở hữu

- Thể hiện thông tin hạn chế quyền sở hữu tài sản theo giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

- Không có hạn chế thì Sổ đỏ ghi -/-

Trên đây là thông tin giải đáp: Có bắt buộc thể hiện thông tin tài sản trong Sổ đỏ không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Xây mới nhà tập thể, người dân được đền bù thế nào?

Hiện nay, rất nhiều khu nhà tập thể tại các thành phố lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ điều kiện sử dụng và bị thu hồi lại để xây mới. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu người dân được đền bù thế nào khi xây mới nhà tập thể theo quy định của pháp luật.

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Sau khi bị thu hồi đất, người dân sẽ được Nhà nước đền bù thông qua nhiều hình thức. Trong đó, rất nhiều hộ gia đình đã được đền bù bằng một mảnh đất tái định cư để sinh sống. Theo đó, “đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.