Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Gồm những loại nào?

Tương tự như một số ngành nghề khác, cá nhân khi tiến hành một số hoạt động xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề. Vậy, chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Chứng chỉ gồm những loại nào?


Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?

Khoản 1 Điều 149 Luật Xây dựng 2014 quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”

Theo đó, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (gọi tắt là chứng chỉ hành nghề xây dựng) là văn bản xác nhận năng lực, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng, gồm:

- Giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

- Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;

- Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng;

- Chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Lưu ý:

- Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.

- Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề.

Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.

* Hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề

Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

- Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

Ngoài ra, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

* Thời hạn sử dụng

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Xem thêmChứng chỉ hành nghề xây dựng: Điều kiện, thủ tục và phí phải nộp

Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì? Gồm những loại nào? (Ảnh minh họa)

Phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng

Căn cứ khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, chứng chỉ hành nghề được phân thành 03 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.

Để thấy rõ sự khác biệt giữa các hạng này hãy xem bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề dưới đây:

TT

Lĩnh vực hoạt động xây dựng

Phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề

Hạng I

Hạng II

Hạng III

1

Khảo sát xây dựng, gồm:

1.1

Khảo sát địa hình

Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

1.2

Khảo sát địa chất công trình

2

Lập thiết kế quy hoạch xây dựng

Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng lĩnh vực chuyên môn của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng.

Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng lĩnh vực chuyên môn của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng lĩnh vực chuyên môn các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3

Thiết kế xây dựng, gồm:

3.1

Thiết kế kết cấu công trình

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, tham tra thiết kế các kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến ống/cống, tuyến cáp treo vận chuyển người và các dạng kết cấu khác của tất cả các cấp công trình

Được chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến cáp treo vận chuyển người và các dạng kết cấu khác của công trình từ cấp II trở xuống

Được chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các kết cấu dạng nhà, cột, trụ, tháp, bể chứa, si lô, tuyến cáp treo vận chuyển người và các dạng kết cấu khác của công trình từ cấp III trở xuống

3.2

Thiết kế cơ - điện công trình

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ - điện của tất cả các cấp công trình

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ - điện của công trình từ cấp II trở xuống

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ - điện của công trình cấp III, cấp IV

3.3

Thiết kế cấp - thoát nước công trình

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cấp - thoát nước của tất cả các cấp công trình

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cấp - thoát nước của công trình từ cấp II trở xuống

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cấp - thoát nước của công trình cấp III, cấp IV

3.4

Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề từ cấp II trở xuống

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề từ cấp III trở xuống

3.5

Thiết kế xây dựng công trình giao thông, gồm:

- Đường bộ

- Đường sắt

- Cầu - Hầm

- Đường thủy nội địa - Hàng hải

3.6

Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, gồm:

- Cấp nước - Thoát nước

- Xử lý chất thải rắn

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề từ cấp II trở xuống

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề từ cấp III trở xuống

3.7

Thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề từ cấp II trở xuống

Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề từ cấp III trở xuống

4

Giám sát thi công xây dựng, gồm:

4.1

Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

Được làm giám sát trưởng các công trình thuộc lĩnh, vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm giám sát trưởng các công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm giám sát trưởng các công trình từ cấp III trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm giám sát viên thi công xây dựng tất cả các cấp công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

4.2

Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông

4.3

Giám sát công tác xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

5

Định giá xây dựng

Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng

Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp II trở xuống

Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp III trở xuống

6

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm:

Được làm giám đốc quản lý dự án tất cả các nhóm dự án thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B, nhóm C thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

Được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề

6.1

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật

6.2

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông

6.3

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)

Trên đây là quy định giải đáp về việc chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì và những loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xem thêm các chính sách mới về đất đai tại đây

>> So sánh Luật Xây dựng sửa đổi 2020 với Luật Xây dựng 2014

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục