Có được cho thuê đất rừng đặc dụng không?

Chủ quản lý có được cho thuê đất rừng đặc dụng không? là vấn đề mà nhiều người còn vướng mắc nhưng chưa không phải ai cũng đã nắm được câu trả lời. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp giải đáp về vấn đề này.

1. Đất rừng đặc dụng là gì?

Theo mục 1.2.3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT, đất rừng đặc dụng được ký hiệu là RDD.

Trước đây, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT có nêu rõ cách xác định loại đất nhưng hiện tại, Thông tư 08 đã không còn quy định. Theo đó, trước đây giải thích đất rừng đặc dụng gồm:

- Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên;

- Đất có rừng đặc dụng là rừng trồng;

- Đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.

Trong đó:

- Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên: Là đất rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung, kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng.

- Đất có rừng đặc dụng là rừng trồng: Là đất có rừng được hình thành do con người trồng mới; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồn, kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng.

- Đất đang được sử dụng để phát triển rừng đặc dụng: Là đất được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng đặc dụng và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

Có được cho thuê đất rừng đặc dụng không?
Có được cho thuê đất rừng đặc dụng không? (Ảnh minh họa)

2. Ai có thẩm quyền quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng?

Theo khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2024, việc quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau:

3. Các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng đặc dụng quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Đồng thời, căn cứ Luật này, các quy định liên quan đến rừng đặc dụng như sau:

- Người được giao đất rừng đặc dụng được cấp Giấy chứng nhận nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận.

- Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng;

- Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó...

3. Cho thuê đất rừng đặc dụng có được không?

Tại khoản 4 Điều 53 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

...

4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

..."

Theo quy định trên, chủ rừng đặc dụng có thể cho các tổ chức, cá nhân khác thuê môi trường rừng để kinh doanh, thực hiện xây dựng khu du lịch sinh thái nhưng phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP có quy định:

"Điều 14. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

...

6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng được cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng phải được thông báo công khai, rộng rãi trong thời gian tối thiểu là 30 ngày, bằng các hình thức: niêm yết tại hụ sở làm việc; đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có); đăng trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp của chủ rừng.
[...]
g) Giá cho thuê môi trường rừng trong hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu và phải quy ra giá trị tuyệt đối để chủ rừng đánh giá, được ghi rõ trong hợp đồng cho thuê môi trường rừng.
Trường hợp sau khi ký hợp đồng, tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu theo thực tế được quy ra giá trị tuyệt đối thấp hơn mức giá trị tuyệt đối ghi trong hợp đồng ký kết thì số tiền tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng nộp cho chủ rừng tối thiểu bằng số tiền ghi trong hợp đồng.
Tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng thì không phải thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích thuê môi trường rừng theo quy định Nghị định này.
h) Thời gian thuê môi trường rừng không quá 30 năm, định kỳ 05 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu gia hạn thì chủ rừng xem xét kéo dài thời gian cho thuê không quá hai phần ba thời gian thuê lần đầu.

Theo đó, chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Trên đây là giải đáp về Có được cho thuê đất rừng đặc dụng không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

5 điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản

Nghị định số 96/2024/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản. Cùng theo dõi cụ thể tổng hợp điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP về thủ tục chuyển nhượng dự án bất động sản dưới đây.

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bồi thường phần diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin về điều này.