Chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu?

Khi bị vây bọc thì chủ nhà đất phía trong có quyền yêu cầu người phía ngoài mở lối đi qua để bảo đảm việc di chuyển. Tuy nhiên, không ít trường hợp có thắc mắc chiều rộng lối đi qua đất người khác bao nhiêu là hợp lý?


Chủ bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu mở lối đi qua

Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.”.

Như vậy, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu mở lối đi qua để ra đường công cộng.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu?
Chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu?

Lưu ý: Bên cạnh quy định của pháp luật thì nội dung về chiều rộng của lối đi trong bài viết được phân tích dựa theo thực tiễn xét xử của Tòa án và thực tiễn mở lối đi qua của một số hộ gia đình, cá nhân.

Khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”.

Theo đó, về nguyên tắc giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào các bên cũng thỏa thuận được, nhất là khi bất động sản phía trước không rộng hoặc tại một số địa phương giá đất cao nên việc mở lối đi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người ở phía ngoài.

Do đó, ngoài việc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, Bộ luật Dân sự 2015 còn nêu rõ lối đi qua phải “bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định”.

Như vậy, ngay cả khi các bên không thỏa thuận được vẫn có cách giải quyết theo quy định.

Trên thực tế nếu các bên không thỏa thuận được về chiều rộng của lối đi thì Tòa án sẽ giải quyết tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chiều rộng của lối đi qua phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 02 yếu tố chính, đó là:

(1) Mục đích sử dụng của bất động sản bị vây bọc.

Nếu bất động sản bị vây bọc là nhà ở thì lối đi thường phải đủ cho người và xe máy ra vào.

Nếu bất động sản bị vây bọc là cơ sở sản xuất, kinh doanh thì chiều rộng của lối đi có thể mở rộng hơn.

Thực tiễn xét xử đối với yêu cầu mới lối đi qua phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bất động sản bị vây bọc là điều không khó hiểu, bởi lẽ quyền về lối đi qua theo quy định của Bộ luật Dân sự không hề quy định lối đi chỉ dành của con người.

Chính vì vậy, chiều rộng của lối đi qua có thể mở rộng hơn để bảo đảm cho một số hoạt động bình thường của chủ bất động sản bị vây bọc.

Ví dụ: Tại khu vực nông thôn, hộ gia đình phía trong chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò,…nhưng lối đi qua chỉ đủ rộng để cho người di chuyển nhưng các vật nuôi gia súc như trâu, bò không thể di chuyển thì lối đi này không hợp lý và sẽ được mở rộng hơn.

(2) Đặc điểm cụ thể của bất động sản vây bọc (bất động sản phía ngoài) và gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động có lối đi.

Điều này bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ bất động sản phía ngoài. Bởi lẽ nếu chỉ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bất động sản phía trong mà không tính đến bất động sản phía ngoài sẽ không bảo đảm tính “công bằng”.

Ví dụ: Nhà phía trong là cơ sở sản xuất nhưng nhà phía ngoài chiều rộng chỉ có 04 mét thì không thể mở lối đi để ô tô có thể ra vào.

Tóm lại, chiều rộng của lối đi qua khi bất động sản bị vây bọc gồm một số trường hợp phổ biến sau:

Trường hợp 1: Do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên (có thể chỉ có người di chuyển được hoặc xe máy ra vào được hoặc có thể đủ rộng để ô tô ra vào).

Trường hợp 2: Nếu không thỏa thuận được thì hướng giải quyết như sau:

- Nếu phía trong là nhà ở thì lối đi thường sẽ đủ để người và xe máy ra vào.

- Nếu phía trong là cơ sở sản xuất kinh doanh thì có thể mở rộng hơn để bảo đảm hoạt động bình thường của hoạt động này nhưng phải tính đến đặc điểm của bất động sản phía ngoài và gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động sản phía ngoài.

Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Chiều rộng lối đi qua đất người khác là bao nhiêu? Theo quy định của Luật không có một đáp án chung mà phải xem xét theo từng trường hợp.

Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

Điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản

Từ ngày 01/8/2024 Nghị định số 96/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực áp dụng, quy định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2023. Cùng theo dõi điểm mới Nghị định 96/2024/NĐ-CP được liệt kê cụ thể dưới đây.