Cấp và cấp lại Sổ đỏ có điểm gì khác nhau?

Cấp và cấp lại Sổ đỏ là những thủ tục mà người sử dụng đất thực hiện để xác lập, ghi nhận, bảo vệ quyền sử dụng đất của mình. Dưới đây là chi tiết các nội dung dùng để phân biệt cấp và cấp lại Sổ đỏ.
Phân biệt cấp và cấp lại Sổ đỏ như thế nào?
Phân biệt cấp và cấp lại Sổ đỏ như thế nào? (Ảnh minh họa)

Dưới đây là chi tiết các tiêu chí dùng để phân biệt cấp và cấp lại Sổ đỏ:

Tiêu chí

Cấp Giấy chứng nhận

Cấp lại Giấy chứng nhận

Tên gọi

Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

Cấp lại Giấy chứng nhận (gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Trường hợp áp dụng (lý do)

Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có đủ điều kiện và có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Do Giấy chứng nhận bị mất.

Hồ sơ

Theo Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu của hộ gia đình, cá nhân gồm có:

- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu 04/ĐK);

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại tại Điều 137, khoản 1, khoản 5 Điều 148, khoản 1, khoản 5 Điều 149 của Luật Đất đai;

- Giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất;

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)...

Khoản 1 Điều 39 Thông tư 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (mẫu 11/ĐK);

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;

- Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận;

- Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Thủ tục

- Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có đủ điều kiện và mong muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tại cơ quan tiếp nhận.

Xem chi tiết tại: Thủ tục làm Sổ đỏ - Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận không được nộp hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận luôn.

- Người sử dụng đất nộp đơn xin cấp lại Sổ đỏ cho bộ phận Một cửa của UBND cấp tỉnh hoặc Văn phòng/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

- Kiểm tra thông tin trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai: Nếu phát hiện đã sang tên người khác hoặc đang thế chấp thì trả hồ sơ. Nếu không thì chuyển hồ sơ cho UBND cấp xã.

- UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã nếu là Sổ đỏ của cá nhân, hộ gia đình, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc

- Với Sổ đỏ của tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả thì thực hiện đăng thông tin trên phương tiện thông tin truyền thông trong vòng 15 ngày.

- Văn phòng đăng ký đất đai cấp lại Sổ đỏ cho người bị mất.

Thời hạn giải quyết

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu không quá 20 ngày đăng ký và không quá 10 ngày cấp Sổ đỏ (theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP).

- Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày làm việc kể không tính thời gian niêm yết hoặc đăng tin công khai (khoản 5 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP).

Trên đây là những điểm phân biệt cấp và cấp lại Sổ đỏ, đây là 02 thủ tục phổ biến trong quá trình sử dụng đất đai. Để thực hiện việc cấp, cấp lại Sổ đỏ thì người sử dụng đất phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp đúng nơi quy định, thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và đợi kết quả.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.