Quy định về cấp Sổ đỏ đối với đất mua thêm

Mua thêm đất là trường hợp rất phổ biến của hộ gia đình, cá nhân. Vậy, việc mua thêm đất được cấp sổ riêng, hợp thửa hay phải sang tên? Để biết rõ các quy định về cấp Sổ đỏ đối với đất mua thêm hãy xem bài viết dưới đây.

1. Mua thêm đất có vị trí liền kề

1.1. Có cùng mục đích sử dụng và muốn hợp thửa

* Điều kiện hợp thửa

Theo khoản 42 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định:

“Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới mô tả trên hồ sơ địa chính hoặc được xác định trên thực địa.”

* Thủ tục hợp thửa

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị hợp thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này;

  • Bản vẽ hợp thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;

  • Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;

  • Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất, hợp thửa đất (nếu có).

Các bước thực hiện: Tại Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thủ tục hợp thửa như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ

  • Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

  • Văn phòng đăng ký đất đai;

  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết

Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, đối chiếu quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 để xác định điều kiện hợp thửa đất;

Kiểm tra các thông tin về người sử dụng đất, ranh giới, diện tích, loại đất của các thửa đất trên hồ sơ lưu trữ, hồ sơ do người sử dụng đất nộp

Thông tin chính thức của các thửa đất sau hợp thửa chỉ được xác lập và chỉnh lý vào bản đồ địa chính sau khi người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho thửa đất sau hợp thửa.

Trường hợp hợp thửa đất mà không thay đổi người sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc:

  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

  • Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các thửa đất sau khi hợp thửa đất;

  • Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp.

Trường hợp hợp thửa đất mà có thay đổi người sử dụng đất thì thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 37, Điều 43 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Bước 4. Trao kết quả

1.2. Không cùng mục đích sử dụng

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 220 Luật Đất đai 2024, trường hợp nhận chuyển nhượng diện tích đất liền kề nhưng thửa đất ban đầu và diện tích đất mới nhận chuyển nhượng không cùng mục đích sử dụng thì không được hợp thửa; trường hợp muốn hợp thửa phải chuyển mục đích sử dụng đất sao cho 02 thửa đất này cùng mục đích sử dụng đồng thời với thủ tục tách thửa.

Quy định về cấp sổ đối với đất mua thêm
Quy định về cấp sổ đối với đất mua thêm (Ảnh minh họa)

2. Mua thêm đất không liền kề

Theo Điều 133 Luật Đất đai 2024, trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai.

Như vậy, khi mua thêm thửa đất không liền kề thì không được hợp thửa mà phải phải đăng ký biến động (người dân thường gọi là sang tên Sổ đỏ).

3. Mua thêm đất nông nghiệp

Khoản 1 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định:

“1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng 01 xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.”

Trên đây là toàn bộ quy định về cấp Sổ đỏ đối với đất mua thêm. Trong đó, mua thêm thửa đất liền kề với mục đích hợp thửa để tạo thành thửa đất có diện tích lớn hơn là trường hợp phổ biến nhất.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ tại địa điểm mới

Nóng: Từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ tại địa điểm mới

Nóng: Từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ tại địa điểm mới

Từ ngày 29/3/2025, một số chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai như Hai Bà Trưng, Hà Đông, Hoàng Mai… được sáp nhập về hoạt động tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ mới. Vậy từ 29/3, người dân Hà Nội nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ ở đâu?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Sau khi bị thu hồi đất, người dân sẽ được Nhà nước đền bù thông qua nhiều hình thức. Trong đó, rất nhiều hộ gia đình đã được đền bù bằng một mảnh đất tái định cư để sinh sống. Theo đó, “đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.