Cấp Sổ đỏ cho đất vi phạm theo Nghị định 43/2014

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013 (sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) đã quy định chi tiết việc cấp Sổ đỏ cho đất vi phạm: Không có giấy tờ; sử dụng đất lấn, chiếm.

1 - Bổ sung 03 loại giấy tờ về quyền sử dụng đất để làm Sổ đỏ

Ngoài các giấy tờ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Sổ đỏ)  theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì từ ngày 03/3/2017 bổ sung thêm 03 loại giấy tờ để cấp Sổ đỏ mà không phải nộp tiền sử dụng đất (theo khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP), cụ thể:

- Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;

- Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;

- Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sỹ làm nhà ở trước ngày 15/10/1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11/7/1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sỹ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, ngoài các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì từ ngày 03/3/2017 có thêm 03 loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Sổ đỏ mà không phải mất tiền sử dụng đất.

Xem chi tiết tại: Giấy tờ về quyền sử dụng đất để cấp Sổ đỏ.

2 - Cấp Sổ đỏ khi không có giấy tờ và không vi phạm

2.1. Cấp Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2014

Điều kiện chung để được cấp Sổ đỏ:

- Đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01/7/2004;

- Không có một trong các loại giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

- Không thuộc 02 trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: Đã được giao không đúng thẩm quyền (Theo Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP);

+ Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai.

Hộ gia đình, cá nhân không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp Sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ 03 điều kiện sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014;

- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Ngoài những quy định chung, việc cấp Sổ đỏ trong trường hợp này được chia thành 02 giai đoạn với những điều kiện riêng và diện tích được cấp Sổ đỏ cũng khác nhau, cụ thể:

Giai đoạn 1: Từ trước ngày 15/10/1993

Điều kiện được cấp Sổ đỏ với trường hợp sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 như sau:

Điều kiện 1 - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993;

Điều kiện 2 - Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất;

Điều kiện 3 - Tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ thì đất phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch.

Khi đủ 03 điều kiện trên thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:

Trường hợp 1: Thửa đất có nhà ở

- Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

+ Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở;

+ Trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.

Trường hợp 2: Thửa đất có công trình xây dựng

- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó;

- Hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

Trường hợp 3: Thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng

- Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận như trường hợp 1; phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận theo quy định trường hợp 2.

Lưu ý: Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ là đất nông nghiệp.

Cấp Sổ đỏ cho đất vi phạm theo Nghị định 43/2014

Cấp Sổ đỏ cho đất vi phạm theo Nghị định 43/2014​ (Ảnh minh họa)

Giai đoạn 2: Từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004

Để được cấp Sổ đỏ phải đáp ứng 04 điều kiện sau:

Điều kiện 1 - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004;

Điều kiện 2 - Nay được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất;

Điều kiện 3 - Phù hợp với quy hoạch hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đất đã sử dụng từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch;

Điều kiện 4 - Chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp phải thu hồi.

Nếu đủ 04 điều kiện trên thì được cấp Sổ đỏ với diện tích như sau:

Trường hợp 1: Thửa đất có nhà ở

- Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức giao đất ở thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

- Nếu thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở;

- Nếu diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.

Trường hợp 2: Thửa đất có công trình xây dựng

- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó;

- Hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

Trường hợp 3: Thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng

- Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất được công nhận như sau:

Đối với diện tích đất ở:

+ Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức giao đất ở thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

+ Nếu thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở;

+ Nếu diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó.

Đối với diện tích đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ:

- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó;

- Hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

Lưu ý:

- Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định diện tích đất ở, đất công trình xây dựng, diện tích đất có cả nhà ở và công trình xây dựng thì được xác định là đất nông nghiệp theo hướng dẫn tại mục 2.2.

- 01 hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều thửa đất có nhà ở có nguồn gốc của ông cha để lại hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha để lại, được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15/10/1993 và không vi phạm pháp luật đất đai thì hạn mức đất ở được xác định theo quy định đối với từng thửa đất đó.

- Hạn mức đất ở của địa phương để xác định diện tích đất ở các trường hợp trên được thực hiện theo quy định tại thời điểm người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký, cấp Sổ đỏ (nghĩa là hạn mức đất ở là hạn mức theo quyết định của UBND cấp tỉnh đang áp dụng).

2.2. Cấp Sổ đỏ cho đất nông nghiệp sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004

Điều kiện được cấp Sổ đỏ:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 01/7/2004

- Nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

Khi đủ 02 điều kiện trên thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:

Trường hợp 1: Trực tiếp sản xuất nông nghiệp

- Nếu hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Sổ đỏ;

- Hình thức cấp: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng.

Lưu ý: Diện tích được cấp không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.

Trường hợp 2: Không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp

- Nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Sổ đỏ;

- Hình thức cấp sổ là hình thức thuê đất.

Lưu ý:

- Đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng khác mà không được công nhận là đất phi nông nghiệp thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Sổ đỏ theo mục đích hiện trạng đang sử dụng.

- Nếu người sử dụng đất đề nghị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trong các trường hợp tại mục 2.1 và 2.2 mà không đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ thì được tạm thời sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất và phải kê khai đăng ký đất đai.

3 - Cấp Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai

3.1. Cách thức xử lý và xem xét cấp Sổ đỏ khi vi phạm pháp luật đất đai

Theo Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01/7/2014 thì cách xử lý và xem xét cấp Sổ đỏ (nếu đủ điều kiện) như sau:

Lưu ý: Việc xem xét cấp Sổ đỏ (nếu đủ điều kiện) là phụ thuộc vào ý chí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và điều kiện thực tế việc lấn, chiếm (không chắc chắn được cấp Sổ đỏ).

Trường hợp 1: Lấn, chiếm lòng đường, lề đường…

Hình thức vi phạm:

- Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ

hoặc

- Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng

hoặc

- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác.

Cách thức xử lý:

- Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Sổ đỏ.

Có thể được cấp Sổ đỏ nếu:

- Có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm:

+ Không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng;

+ Không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông;

+ Không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác.

Cách thức xử lý nếu có thay đổi quy hoạch:

- Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được xem xét cấp Sổ đỏ;

- Nếu được cấp Sổ đỏ thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Trường hợp 2: Sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường 

Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo từng trường hợp cụ thể:

- Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp.

Cách thức xử lý:

+ Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng;

+ Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng;

+ Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Sổ đỏ.

- Lấn, chiếm đất xây dựng công trình công cộng:

Hình thức vi phạm:

+ Người sử dụng đất đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng (có thể tự mình lấn, chiếm hoặc mua lại, nhận tặng cho từ người khác…).

Cách thức xử lý:

+ UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình.

+ Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

+ Nếu lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Sổ đỏ.

Lưu ý: Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

Cấp Sổ đỏ cho đất vi phạm theo Nghị định 43/2014

Lấn chiếm đất rừng có thể được cấp Sổ đỏ (theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Trường hợp 3: Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì xử lý như sau:

Hướng xử lý thứ nhất: Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

-  Nhà nước sẽ thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình;

- Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi thu hồi, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai.

Hướng xử lý thứ hai: Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;

- Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được xem xét cấp Sổ đỏ.

Trường hợp 4: Sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nếu đủ 03 điều kiện sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang;

- Đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt;

- Không có tranh chấp.

Lưu ý:

- Chỉ được Nhà nước công nhận đất trong hạn mức đất nông nghiệp;

- Nếu vượt hạn mức diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.

3.2. Cấp Sổ đỏ 03 trường hợp vi phạm pháp luật đất đai

03 trường hợp được cấp Sổ đỏ dù vi phạm pháp luật đất đai:

- Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè; sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.... (quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

- Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ,…(quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

- Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc quy hoạch sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc phát triển kinh tế - xã hội (quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Điều kiện được cấp Sổ đỏ:

Điều kiện 1: Đang sử dụng đất ổn định;

Điều kiện 2: Không có tranh chấp.

Diện tích được cấp Sổ đỏ:

- Trường hợp thửa đất có nhà ở:

+ Đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15/10/1993 thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

+ Đã sử dụng đất ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014 thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở tại địa phương.

- Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng:

+ Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó;

+ Hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

- Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp:

Diện tích công nhận theo hướng dẫn tại mục 2.2.

Lưu ý: Người sử dụng đất được cấp Sổ đỏ trong 03 trường hợp trên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

4 - Cấp Sổ đỏ khi giao đất không đúng thẩm quyền

4.1. Các trường hợp được coi là giao đất không đúng thẩm quyền

- Các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc UBND cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ;

- Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.

4.2. Cấp Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân được giao đất không đúng thẩm quyền

Giai đoạn 1: Giao không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993

Muốn được cấp Sổ đỏ phải đủ 03 điều kiện sau:

- Đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993;

- Không có tranh chấp;

- Phù hợp với quy hoạch.

Diện tích được cấp Sổ đỏ như hướng dẫn tại Giai đoạn 1 của mục 2.1.

Lưu ý: Không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi được cấp Sổ đỏ.

Giai đoạn 2: Giao không đúng thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014

Để được cấp Sổ đỏ phải đủ 03 điều kiện sau:

- Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014;

- Không có tranh chấp;

- Phù hợp với quy hoạch.

Diện tích được cấp Sổ đỏ như hướng dẫn tại Giai đoạn 2 của mục 2.1.

Lưu ý:

- Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác thì diện tích còn lại không có nhà ở, công trình xây dựng được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng, nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

- Người sử dụng đất được cấp Sổ đỏ thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01/7/2014 về sau thì không được cấp Sổ đỏ.

Trên đây là Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Đất đai 2013 đã quy định việc cấp Sổ đỏ cho đất vi phạm. Nhất là từ ngày 03/3/2017, Nghị định 01/2017/NĐ-CP có hiệu lực đã tháo gỡ nhiều vướng mắc trong việc cấp Sổ đỏ. Bài viết này chỉ giới thiệu một số quy định tiêu biểu, để biết các trường hợp khác bạn đọc hãy xem nội dung các Nghị định trên.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.