Cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo: Điều kiện và thủ tục thế nào?

Cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được thực hiện chủ yếu bởi Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất mà chưa được cấp sổ cần thiết phải nắm rõ quy định về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thực hiện.


1. Điều kiện cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất

Khoản 4 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Sổ đỏ (bằng hình thức công nhận quyền sử dụng đất) khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được Nhà nước cho phép hoạt động;

- Không có tranh chấp;

- Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004.

2. Một số quy định về cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo

Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định cấp Sổ đỏ đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng như sau:

- Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung sau:

+ Tổng diện tích đất đang sử dụng;

+ Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác;

+ Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê;

+ Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:

+ Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế;

+ Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai;

+ Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

- Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo quy định trên và có đủ điều kiện như mục (1) thì cơ sở tôn giáo được cấp Sổ đỏ theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.

Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01/7/2004) thì được cấp Sổ đỏ theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.

cap so do cho co so ton giao

3. Hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thành phần hồ sơ

Căn cứ Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và khoản 7 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất gồm những giấy tờ như sau:

- Đơn đăng ký, cấp sổ theo Mẫu số 04a/ĐK.

- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất từ trước ngày 01/7/2004 theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK.

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

- Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính) đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính) đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

4. Thủ tục cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo

Thủ tục cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Bộ phận một cửa)

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả.

Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là quy định về cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Ai có thẩm quyền quản lý?

Cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước giao thì người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của cơ sở mình.