Cách xác định nguồn gốc sử dụng đất khi làm Sổ đỏ

Nguồn gốc sử dụng đất là thông tin cho biết thửa đất được hình thành từ đâu, đây là thông tin bắt buộc được ghi trên Giấy chứng nhận mới (Sổ đỏ, Sổ hồng). Dưới đây là cách xác định nguồn gốc sử dụng đất và cách thể hiện trong Sổ đỏ.

Khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định cách xác định nguồn gốc sử dụng đất và cách thể hiện trong Giấy chứng nhận, cụ thể:

TT

Nguồn gốc sử dụng đất và cách xác định

Ghi trong Sổ đỏ

1

Những trường hợp sau đây thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:

- Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp;

- Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng;

- Nhà nước giao đất cho tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

- Nhà nước giao đất cho tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.

Ghi là “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”

2

Những trường hợp sau đây thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (gồm cả trường hợp giao thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; mua căn hộ chung cư và trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghệ cao giao lại đất và trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính) như:

- Nhà nước giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

- Nhà nước giao đất cho tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

- Nhà nước giao đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

- Nhà nước giao đất cho tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

Ghi là “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”

3

Trường hợp người sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng, kể cả hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng theo quy định pháp luật về đất đai nhưng không phải nộp tiền hoặc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính.

Lưu ý: Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho đất có nguồn gốc không có nguồn gốc được Nhà nước giao, cho thuê.

Ví dụ như đất do người dân khai hoang hoặc đất truyền từ đời này sang đời khác.

Ghi là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”

4

Trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thuộc chế độ giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Ví dụ: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức giao đất nông nghiệp.

Ghi là “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”

5

Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; được tặng cho; nhận thừa kế;…); tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và thể hiện theo quy định tại Thông tư này.

Ví dụ: Nhận chuyển nhượng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà đất đó có nguồn gốc do Nhà nước giao thì ghi “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất”.

Ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNTM

6

Trường hợp nhận chuyển nhượng để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất.

7

Công nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nhận chuyển quyền hợp pháp của người khác mà đất này thuộc chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
Ví dụ: Ông A nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở ông B trước năm 2000, ông B chưa được cấp Giấy chứng nhận, nay sử dụng vào mục đích đất ở, khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi trên sổ là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất;”

Ghi là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”

8

Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

Ghi là “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”

9

Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm.

Ghi là “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”

10

Nếu thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận do hợp thửa, tách thửa hoặc cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận mà không thay đổi mục đích sử dụng thì ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNTM.

Nếu Giấy chứng nhận đã cấp chưa ghi nguồn gốc sử dụng thì căn cứ vào hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đã được xét duyệt trước đây và quy định pháp luật đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận để xác định nguồn gốc và thể hiện nguồn gốc sử dụng đất theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNTM.

11

Trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng mà phải cấp Giấy chứng nhận thì:

 - Nếu người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất cho việc chuyển mục đích thì ghi như quy định đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

- Nếu người sử dụng đất chuyển sang thuê đất hoặc tiếp tục thuê đất như trước khi chuyển mục đích thì ghi theo quy định đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất.

- Ghi như trước khi chuyển mục đích sử dụng đối với trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền chuyển mục đích và không phải chuyển sang thuê đất.

12

Trường hợp thửa đất gồm nhiều phần có nguồn gốc sử dụng đất khác nhau thì lần lượt ghi từng loại nguồn gốc và diện tích có nguồn gốc đó kèm theo.

Trên đây là cách xác định nguồn gốc sử dụng đất và cách thể hiện trong Sổ đỏ. Nếu còn thắc mắc hãy gọi ngay tổng đài tư vấn về đất đai 1900.6192 của LuatVietnam.

>> Hướng dẫn cách xem sơ đồ thửa đất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Theo Luật Đất đai 2024, sắp tới, khi Nhà nước cho thuê đất, một số trường hợp được cho thuê đất thu tiền một lần sẽ được chuyển sang trả tiền hàng năm để giảm áp lực tài chính. Vậy khi nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Người trên 60 tuổi có được thế chấp Sổ đỏ không?

Người trên 60 tuổi có được thế chấp Sổ đỏ không?

Người trên 60 tuổi có được thế chấp Sổ đỏ không?

Để được thế chấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai. Bên cạnh đó, không ít ngân hàng giới hạn độ tuổi khách hàng được thế chấp Sổ đỏ. Vậy, theo quy định thì người trên 60 tuổi có được thế chấp Sổ đỏ không?