Cách tính tiền thuê đất theo năm và cho cả thời gian thuê

Cách tính tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê hàng năm và trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có sự khác nhau. Trong đó, khó nhất là việc xác định đơn giá thuê vì tiền sử dụng đất được tính theo nhiều phương pháp khác nhau.

Lưu ý: Cách tính tiền thuê đất dưới đây áp dụng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất. Riêng trường hợp người sử dụng đất thuê đất của nhau thì tiền thuê theo thỏa thuận của các bên.

Cách tính tiền thuê đất trả tiền thuê hàng năm

(1) Thuê đất không thông qua đấu giá

Căn cứ khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tiền thuê đất đối với trường hợp không thông qua đấu giá được xác định theo công thức sau:

Tiền thuê đất thu 01 năm = Diện tích phải nộp tiền thuê x Đơn giá thuê đất hàng năm

Trong đó, đơn giá thuê đất hàng năm được tính như sau:

Đơn giá thuê đất hàng năm = Tỷ lệ phần trăm (%) x Giá đất tính thu tiền thuê đất (tính theo giá đất cụ thể)

Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất một năm là 1%, riêng đối với:

- Đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ % giá đất để xác định đơn giá thuê đất một năm nhưng tối đa không quá 3%.

- Đất thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối,... căn cứ vào thực tế địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ % giá đất để xác định đơn giá thuê đất một năm nhưng tối thiểu không thấp hơn 0,5%.

Mức tỷ lệ % do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cụ thể theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất và công bố công khai trong quá trình triển khai thực hiện.

(2) Thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tiền thuê đất đối với trường hợp thông qua đấu giá được tính như sau:

Tiền thuê đất thu 01 năm = Diện tích phải nộp tiền thuê x Đơn giá thuê đất

Trong đó, đơn giá thuê đất là đơn giá trúng đấu giá của thời hạn 01 năm.

Đơn giá trúng đấu giá được ổn định 10 năm, hết thời gian ổn định thực hiện điều chỉnh đơn giá thuê đất theo chính sách về thu tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm không thông qua hình thức đấu giá; mức điều chỉnh không vượt quá 30% đơn giá thuê đất trúng đấu giá hoặc đơn giá thuê đất của kỳ ổn định liền kề trước đó.

(3) Thuê đất xây dựng công trình ngầm

Căn cứ khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tiền thuê đất đối với trường hợp đất xây dựng công trình ngầm được xác định như sau:

Tiền thuê đất thu 01 năm = Diện tích phải nộp tiền thuê x Đơn giá thuê đất

Trong đó, đơn giá thuê đất không quá 30% đơn giá thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm có cùng mục đích sử dụng (đơn giá có thể cao hơn là điều khá dễ hiểu bởi lẽ người thuê được sử dụng cả phần diện tích trong lòng đất).

(4) Thuê đất có mặt nước

Theo khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP, tiền thuê đất đối với trường hợp thuê đất có mặt nước được xác định như sau:

Tiền thuê đất thu 01 năm = Diện tích phải nộp tiền thuê x Đơn giá thuê đất

Trong đó, đơn giá thuê đất có mặt nước được xác định như sau:

- Đối với phần diện tích đất không có mặt nước, xác định đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định trường hợp (1).

- Đối với phần diện tích đất có mặt nước thì đơn giá thuê đất hàng năm, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê không thấp hơn 50% đơn giá thuê đất hàng năm hoặc đơn giá thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu cụ thể để tính đơn giá thuê).

cach tinh tien thue dat

Cách tính tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê

* Thuê đất không có mặt nước

Điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định tiền thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê được tính như sau:

Tiền thuê đất = Diện tích phải nộp tiền thuê đất x Đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Trong đó, đơn giá thuê đất đối với trường hợp thông qua đấu giá và không thông qua đấu giá có sự khác nhau, cụ thể:

- Không thông qua đấu giá: Đơn giá thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê là giá đất được xác định theo thời hạn sử dụng đất tương ứng với thời gian thuê đất.

- Thông qua đấu giá: Đơn giá thuê đất là đơn giá trúng đấu giá của thời hạn thuê đất.

* Thuê đất có mặt nước

Điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định tiền thuê đất thu một lần cho cả thời gian thuê khi thuê đất có mặt nước được xác định theo công thức sau:

Tiền thuê đất = Diện tích đất có mặt nước phải nộp tiền thuê x Đơn giá thuê đất có mặt nước thu một lần cho cả thời gian thuê

Trên đây là cách tính tiền thuê đất khi trả tiền thuê đất hàng năm và trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Cách tính trên đây là cách tính chung và khá phức tạp, để biết số tiền thuê cụ thể cần phải có giá đất cụ thể theo từng vị trí.

Mặc dù cách tính khá phức tạp nhưng trong quyết định, hợp đồng thuê đất đã nêu rất rõ số tiền thuê, đơn giá, cách tính,… Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Trường hợp nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần?

Theo Luật Đất đai 2024, sắp tới, khi Nhà nước cho thuê đất, một số trường hợp được cho thuê đất thu tiền một lần sẽ được chuyển sang trả tiền hàng năm để giảm áp lực tài chính. Vậy khi nào được thuê đất trả tiền hàng năm và một lần? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?

Quyền về lối đi qua là một quyền sử dụng hạn chế với bất động sản liền kề. Theo quy định chủ bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu người phía trước mở lối đi ra đường công cộng trên bất động sản của họ. Vậy, mở lối đi qua thế nào khi người phía trước đã xây nhà?