Bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư: Phải làm gì?

Khi bị thu hồi đất, Nhà nước luôn có nhiều chính sách hỗ trợ để người dân, trong đó không thể không kể tới chính sách cấp tái định cư. Vậy trường hợp bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư thì phải làm gì?

1. Bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư: Phải làm gì?

Việc thu hồi đất ảnh hưởng rất nhiều tới quyền lợi và đời sống của người dân, do đó trong trường hợp không được bồi thường hoặc bố trí tái định cư, người dân có thể thực hiện khởi kiện hoặc khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.

Bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư phải làm gì
Bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư: Phải làm gì? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 số 02/2011/QH13, trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan Nhà nước hoặc người có thẩm quyền là trái với quy định, xâm phạm quyền và lợi ích của người sử dụng đất thì có thể thực hiện việc khiếu nại.

Theo đó, người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện khiếu nại.

* Cơ quan có thẩm quyền quyết khiếu nại: 

Để tránh việc bị trả lại đơn thì người dân cần phải xác định được chính xác thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng như đối tượng khởi kiện. Theo đó:

STT

Quyết định hành chính

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2

Tên quyết định

Cơ quan thực hiện

1

Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường

2

Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

3

Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường

UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp tỉnh

* Thủ tục khiếu nại lần đầu

Bước 1. Gửi đơn khiếu nại

- Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh đối với quyết định thu hồi của UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện với quyết định thu hồi của UBND cấp huyện).

Bước 2. Tiếp nhận và thụ lý đơn

Việc khiếu nại sẽ được tiếp nhận và thụ lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

Sau khi xác nhận tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền cần phải tiến hành xác minh lại nội dung khiếu nại. Theo đó, người có thẩm quyền giải quyết cần phải kiểm tra lại quyết định/hành vi hành chính của mình hoặc người có trách nhiệm thực hiện việc bị khiếu nại.

Nếu khiếu nại đúng, cần phải đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay. Nếu chưa xác minh được đúng, sai, cần phải tổ chức đối thoại.

Theo đó, trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại cần phải tổ chức đối thoại trong trường hợp kết quả xác minh khác với nội dung khiếu nại. Việc đối thoại cần phải được lập thành biên bản. Kết quả đối thoại sẽ là một trong những căn cứ để giải quyết việc khiếu nại.

Bước 4. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Sau khi kết thúc các bước xác minh và ra quyết định, người giải quyết khiếu nại sẽ gửi kết quả giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc.

* Thủ tục khiếu nại lần hai 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu, người khiếu nại có thể tiến hành khiếu nại lần hai.

Bước 1. Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2. Thụ lý đơn khiếu nại.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định khiếu nại lần hai, đơn khiếu nại có đủ điều kiện phải được thụ lý giải quyết.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại.

Người có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giải quyết khiếu nại căn cứ vào nội dung của đơn khiếu nại lần đầu, sau đó tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.

Bước 4. Tổ chức đối thoại và ra quyết định khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức đối thoại và ra quyết định khiếu nại trong thời hạn 07 ngày từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.

Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời gian giải quyết khiếu nại lần 2 mà khiếu nại vẫn không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có thể thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Luật Khiếu nại 2011.

1.2 Khởi kiện hành chính

Bước 1. Nộp hồ sơ khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền.

* Hồ sơ khởi kiện: 

- Đơn khởi kiện.

- Bản sao quyết định thu hồi đất, quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, lần 2 (nếu có)

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…)

- Giấy tờ tùy thân (bản sao có chứng thực)

- Các giấy tờ khác có liên quan theo yêu cầu của Tòa án.

* Cơ quan có thẩm quyền: 

Đối với quyết định thu hồi do UBND huyện ban hành: Tòa án nhân dân tỉnh nơi có đất.

Đối với quyết định thu hồi do UBND tỉnh ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Người dân có thể tham khảo hình thức và nội dung của Đơn khởi kiện tại Điều 118 Luật tố tụng hành chính 2015 số 93/2015/QH13.

Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết yêu cầu khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án nhân dân sẽ tiến hành phân công thẩm phán xem xét đơn kiện. Trong 03 ngày tiếp theo, thẩm phán sẽ tiến hành xem xét việc thụ lý. Nếu hồ sơ phù hợp, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn khởi kiện.

Bước 4. Thụ lý đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện, người khởi kiện sẽ cần phải nộp tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án.

Lưu ý: Người dân sẽ không thể vừa thực hiện khiếu nại vừa thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai.

Xem thêm: Vì sao không thể vừa khiếu nại vừa khởi kiện tranh chấp đất?

Bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư
Không phải trường hợp nào cũng được bố trí tái định cư (Ảnh minh họa)

2. Không phải trường hợp nào cũng được bố trí tái định cư 

Theo Điều 35 Nghị định 95/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 01/8/2024, 04 trường hợp được bố trí tái định cư khi thu hồi đất bao gồm:

Đối tượng được bố trí tái định cư

Điều kiện bố trí tái định cư

(1) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa để thực hiện các dự án vì mục đích an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư

- Có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư (Mẫu số 01 Nghị định 95/2024/NĐ-CP)

- Nếu đối tượng được tái định cư có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bố trí mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội: Không thuộc diện đã được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(2) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác.

(3) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại.

Thực hiện bố trí nhà ở tái định cư theo quy định của pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

(4) Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở thuộc tài sản công bị Nhà nước thu hồi theo đúng quy định, trừ trường hợp bị thu hồi do chiếm dụng nhà ở.

Phải thuộc diện đang sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 62 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.

Như vậy, nếu không nằm trong bốn trường hợp trên thì người dân sẽ không được hỗ trợ đền bù tái định cư.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề bị thu hồi đất nhưng không được cấp tái định cư, phải làm gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Sau khi bị thu hồi đất, người dân sẽ được Nhà nước đền bù thông qua nhiều hình thức. Trong đó, rất nhiều hộ gia đình đã được đền bù bằng một mảnh đất tái định cư để sinh sống. Theo đó, “đất tái định cư có phải nộp tiền sử dụng đất không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.