Bị phạt cọc nhưng vẫn “lãi” khi bán đất trong trường hợp sau

Phạt cọc là một trong những quy định mà các bên phải nắm rõ khi đặt cọc mua bán tài sản, nhất là tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất và trong đó người dân không nên bỏ qua quy định bị phạt cọc nhưng vẫn lãi khi đặt cọc mua bán đất.


Khi nào bị phạt cọc và mức phạt cọc là bao nhiêu?

Một trong những điều quan trọng nhất khi đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên phải nắm rõ là khi nào bị phạt cọc và mức phạt cọc là bao nhiêu.

Trường hợp bị phạt cọc và mức phạt cọc được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Theo đó, các trường hợp phạt cọc và mức phạt cọc như sau:

(1) Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nói cách khác, nếu không có thỏa thuận khác thì mức phạt cọc áp dụng đối với bên đặt cọc bằng với số tiền đặt cọc.

(2) Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nói cách khác, nếu không có thỏa thuận khác thì bên nhận đặt cọc phải trả lại số tiền đặt cọc và chịu mức phạt cọc bằng số tiền đặt cọc.

bi phat coc nhung van lai

Bị phạt cọc nhưng vẫn lãi nếu thuộc trường hợp sau

Với quy định phạt cọc như trên vẫn có trường hợp bên nhận đặt cọc dù bị phạt cọc nhưng vẫn lãi, cụ thể: Trong thời gian đợi bên đặt cọc đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định thì bên nhận đặt cọc nhận được lời đề nghị chuyển nhượng với giá cao hơn, số tiền chênh lệch giữa giao dịch mới nếu có sẽ cao hơn so với mức phạt cọc.

Ví dụ: Ông A và ông B thỏa thuận chuyển nhượng thửa đất của ông A với số tiền là 01 tỷ đồng, ông B đặt cọc cho ông A với số tiền là 300 triệu đồng, giữa hai bên không thỏa thuận gì thêm về mức phạt cọc. Như vậy, mức phạt cọc được ấn định là 300 triệu đồng.

Trong thời gian đợi ông B cùng đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ông A nhận được lời đề nghị từ ông C với số tiền chuyển nhượng là 1,5 tỷ đồng, ông C đặt cọc cho ông A 400 triệu đồng.

Như vậy, về lý thuyết khi ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông C thì ông A sẽ bị phạt cọc với số tiền là 300 triệu đồng nhưng vẫn lãi 200 triệu đồng.

Từ ví dụ trên có thể thấy bên nhận đặt cọc bị phạt cọc nhưng vẫn lãi và an toàn về mặt pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Số tiền chênh lệch nhận được từ đề nghị mới phải lớn hơn số tiền phạt cọc của hợp đồng đặt cọc cũ.

Điều kiện 2: Phải chắc chắn lời đề nghị mới được thực hiện.

Thông thường khi nhận được lời đề nghị mới và tính toán số tiền chênh lệch cao hơn mức phạt cọc cho người cũ thì phải thỏa thuận với người mới để lập hợp đồng chuyển nhượng và công chứng hoặc chứng ngay hợp đồng đó theo quy định.

Mặc dù theo quy định, bên nhận đặt cọc bị phạt cọc nhưng vẫn lãi trong trường hợp như đã phân tích nhưng sẽ chỉ loại trừ được rủi ro nếu lời đề nghị mới được chắc chắn thực hiện hoặc tốt nhất là sang tên luôn cho người mới với số tiền cao hơn.

Nếu không thỏa mãn điều kiện trên sẽ chứa đựng nhiều rủi ro về mặt pháp lý và trên thực tế nhiều người bị lừa, thậm chí đối diện khả năng bị phạt cọc hai lần.

Vẫn như ví dụ trên, mặc dù về mặt lý thuyết nếu ông A chuyển nhượng cho ông C thì ông A sẽ lãi 200 triệu đồng so với việc chuyển nhượng cho ông B. Tuy nhiên, nếu không xem xét kỹ sẽ dễ bị lừa, cụ thể:

Ông C đặt cọc cho ông A 400 triệu đồng và không thỏa thuận gì thêm về mức phạt cọc; nếu ông A nhận đặt cọc từ ông C với số tiền là 400 triệu đồng, không ghi thời hạn công chứng, chứng thực và ông C cố tình không lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quyền sử dụng đất theo quy định thì khi đó ông A sẽ đối diện nhiều rủi ro.

Trong thời gian đợi ông C đi công chứng, chứng thực hợp đồng thì ông B yêu cầu ông A sang tên theo quy định; nếu ông A sang tên sẽ mất 400 triệu đồng phạt cọc cho ông C, nếu ông A không sang tên cho ông B thì phải đợi ông C.

Về lý thuyết khi ông A không sang tên cho ông B thì ông A vẫn lãi 200 triệu nếu chuyển nhượng cho ông C. Trường hợp ông A và ông C không thỏa thuận thời hạn công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì ông A phải chờ đợi vô thời hạn và khi đó rất khó chuyển nhượng cho người khác.

Trên đây là quy định bị phạt cọc nhưng vẫn lãi khi bán đất nhưng bên nhận đặt cọc phải hết sức lưu ý khi áp dụng quy định này, bởi lẽ nhiều người đã bị lừa và bị đưa vào thế khó, nhất là khi cần tiền và muốn bán nhanh.

Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> 7 quy định cần nắm rõ khi đặt cọc mua đất

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.

Nên hiểu thế nào về đề xuất cho người dân xây dựng giá đất?

Nên hiểu thế nào về đề xuất cho người dân xây dựng giá đất?

Nên hiểu thế nào về đề xuất cho người dân xây dựng giá đất?

Hiện nay, giá đất có vai trò quan trọng trong các giao dịch liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, khung giá đất hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc. Mới đây, có ý kiến cho rằng nên để người dân cùng tham gia xây dựng giá đất. Vậy đề xuất này liệu có khả thi?