Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Việc di chuyển mồ, mả, công trình thờ tự trên đất thường ít xảy ra do liên quan nhiều đến yếu tố tín ngưỡng, tâm linh. Vậy trường hợp buộc phải phải di dời mồ mả do Nhà nước thu hồi đất, các hộ gia đình có được đền bù? Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào? Cùng tìm hiểu.

1. Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào

Theo Điều 15 Nghị định 88/2024/NĐ-CP, khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt là đất mồ mả hoặc đất có công trình thờ tự thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm bố trí quỹ đất trong nghĩa trang theo quy hoạch trước khi thực hiện việc di dời mồ mả do thu hồi đất.

Như vậy, các hộ gia đình thuộc diện buộc phải di dời phần mộ do Nhà nước thu hồi đất, tùy vào các trường hợp sẽ được bồi thường các khoản chi phí như sau:

Trường hợp 1. Vẫn còn quỹ đất nghĩa trang để di dời tại địa phương

Trường hợp này, hộ gia đình phải di dời mồ mả sẽ được bồi thường các khoản chi phí như sau:

  • Chi phí đào, bốc, di dời phần mộ
  • Chi phí xây mới
  • Chi phí liên quan trực tiếp tới việc phải di chuyển phần mộ tới vị trí mới trong nghĩa trang
  • Trường hợp tự thu xếp việc di chuyển mồ mả ở ngoài khu vực nghĩa trang được bố trí thì hộ gia đình cũng được hỗ trợ tiền di chuyển.

Hiện nay, các địa phương đều quy định rõ ràng về các khoản chi phí trên.

Trường hợp 2. Không còn quỹ đất trong nghĩa trang tại địa phương để đền bù

Trong trường hợp buộc phải di dời mồ mả nhưng tại thành phố nơi có đất bị thu hồi không còn quỹ đất trong các nghĩa trang thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phải rà soát lại quỹ đất tại địa bàn lân cận cấp huyện khác để bố trí di dời mồ mả.

Đồng thời vẫn thực hiện bồi thường, hỗ trợ sao cho phù hợp với tập quán và thực trạng tại tùy từng địa phương.

Hiện nay, thay vì chuyển phần mồ mả sang địa phương khác, Nhà nước thường khuyến khích người dân thực hiện hỏa táng và lưu giữ tro cốt tại các cơ sở lưu giữ tro cốt nhằm văn minh hóa nếp sống, giúp tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường hơn so với việc chôn cất.

Trường hợp 3. Phần mộ không còn người thân để liên hệ di dời

Trong trường hợp phần mộ trong phạm vi đất thu hồi, buộc phải di dời nhưng không có người thân để liên hệ di dời thì đơn vị thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn sẽ phối hợp với UBND xã tiến hành di dời theo phong tục, tập quán tại địa phương.

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lúc này sẽ được dùng để làm kinh phí di dời mồ mả khi thu hồi đất.

2. 4 trường hợp buộc phải di chuyển phần mộ

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ buộc phải di chuyển khi:

- Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống cộng đồng.

- Không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang tại địa phương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Phục vụ cho các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.

Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào
Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc buộc phải di dời phần mộ (Ảnh minh họa)

3. Quy trình hỗ trợ bốc mộ, cải táng trong phạm vi đất bị thu hồi

Đối với trường hợp mồ mả trong phạm vi đất bị thu hồi, ngoài việc được bồi thường các chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới là bao nhiêu thì việc di chuyển mồ mả về khu đất mới như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm.

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 23/2016/NĐ-CP, trình tự, nhiệm vụ phải thực hiện khi di chuyển mồ mả được thực hiện như sau:

Bước 1. Thông báo về việc di chuyển phần mộ

Bước 2. Tiến hành di chuyển vào các nghĩa trang đã được phân chia theo quy hoạch.

Lưu ý: Trong quá trình di chuyển, các bên buộc phải đảm bảo được các yêu cầu về vệ sinh môi trường như sau:

- Về thời gian cải táng: Tùy thuộc vào chất đất, phong tục tập quán, tín ngưỡng từng dân tộc, địa phương, thời điểm cải táng có thể khác nhau nhưng thời gian cải táng tối thiểu từ khi mai táng đến khi cải táng không được dưới 36 tháng.

- Về chất thải trong thời gian cải táng: Mọi chất thải phát sinh trong thời gian cải táng cần phải được thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

- Về dụng cụ thực hiện cải táng: Tất cả dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cải táng sau khi thực hiện xong công việc cần phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Trong thời gian tham gia cải táng, di dời mộ, người trực tiếp tham gia bắt buộc phải sử dụng khẩu trang, găng tay. Sau khi kết thúc thì cần phải rửa tay abwngf xà phòng và sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn.

(Căn cứ Điều 9 Thông tư 21/2021/TT-BYT)

Bước 3. Thực hiện đền bù theo chính sách của pháp luật.

Nói tóm lại, trường hợp buộc phải di dời mồ mả do Nhà nước thu hồi, ngoài việc được di chuyển về khu đất do Nhà nước bố trí thì cũng sẽ được hỗ trợ nhiều chi phí khác liên quan.

Trên đây là giải đáp của LuatVietnam về vấn đề bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.