Bảng giá đất là gì? Bảng giá đất dùng để làm gì?

Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành định kỳ 05 năm/lần sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. So với giá đất cụ thể, giá đất trong bảng giá đất được sử dụng phổ biến hơn. Vậy, bảng giá đất là gì và bảng giá đất dùng để làm gì?

1. Bảng giá đất là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 114 Luật Đất đai 2013, giá đất tính theo giá nhà nước hiện nay gồm bảng giá đất là giá đất cụ thể. Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Nội dung bảng giá đất gồm:

- Bảng giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

- Bảng giá đất trồng cây lâu năm;

- Bảng giá đất rừng sản xuất;

- Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản;

- Bảng giá đất làm muối;

- Bảng giá đất ở tại nông thôn;

- Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

- Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;

- Bảng giá đất ở tại đô thị;

- Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;

- Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;

Bên cạnh bảng giá đất như trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành chi tiết bảng giá các loại đất theo phân loại đất phù hợp với thực tế tại địa phương.

Từ những phân tích trên có thể hiểu bảng giá đất như sau:

Bảng giá đất là bảng tập hợp giá đất của mỗi loại đất theo từng vị trí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ trên cơ sở khung giá đất, nguyên tắc và phương pháp định giá đất.

2. Bảng giá đất dùng để làm gì?

Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:

(1) Tính tiền sử dụng đất trong một số trường hợp, cụ thể:

- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức.

Khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) thì một số trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất. Hay nói cách khác, trong một số trường hợp làm Sổ đỏ phải nộp tiền sử dụng đất. Khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì tiền sử dụng đất được tính theo 02 loại giá đất khác nhau:

  • Nếu công nhận phần diện tích đất ở trong hạn mức thì nộp tiền sử dụng đất theo đúng giá đất tại bảng giá đất (số tiền sẽ ít hơn).

Xem chi tiết: Mức tiền sử dụng đất phải nộp khi cấp Sổ đỏ

  • Nếu công nhận phần diện tích vượt hạn mức thì tiền sử dụng đất phải nộp được tính theo giá đất cụ thể (số tiền phải nộp nhiều hơn).

- Tính tiền sử dụng đất khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

(2) Tính thuế sử dụng đất

Tùy thuộc vào loại đất được sử dụng mà người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, trừ trường hợp được miễn.

Theo Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu không thuộc trường hợp được miễn, giảm thì được tính như sau:

Thuế phải nộp = (Diện tích x Giá của 1m2 đất) x Thuế suất

Trong đó, giá của 01m2 đất thông thường bằng giá đất quy định trong bảng giá đất, một số vị trí thì giá của 01m2 đất bằng giá đất x hệ số K.

(3) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai

Khi đăng ký quyền sử dụng đất thì người có quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ. Trường hợp đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu thì lệ phí trước bạ phải nộp bằng giá đất tại bảng giá đất x 0.5%.

(4) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

(5) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.

(6) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

3. Thủ tục ban hành bảng giá đất

Căn cứ Điều 12 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành bảng giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

Bước 1: Xây dựng dự thảo bảng giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất tại địa phương định kỳ 05 năm một lần. Trong đó thực hiện các công việc sau:

- Xác định loại đất, vị trí đất theo xã đồng bằng, trung du, miền núi và theo loại đô thị trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.

- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành.

- Xây dựng bảng giá đất và Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; xử lý giá đất trong bảng giá đất tại khu vực giáp ranh.

- Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bảng giá đất.

- Hoàn thiện dự thảo bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Hồ sơ trình gồm có:

- Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất;

- Dự thảo bảng giá đất;

- Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất;

- Văn bản thẩm định bảng giá đất.

Bước 3: Thông qua bảng giá đất

Trên đây là bài viết giải đáp về việc bảng giá đất là gì và bảng giá đất dùng để làm gì? Nếu có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.