Ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư? Nội dung học gồm những gì?

Quản lý vận hành là vấn đề mà chung cư nào cũng phải thực hiện để hoạt động ổn định, trật tự, đảm bảo an toàn cho cư dân. Vậy ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư và nội dung học gồm những gì?

1. Ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư?

Điểm c khoản 4 Điều 15 Thông tư 05/2024/TT-BXD, quy định một trong những nội dung mà Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định là:

c) Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;

Do vậy, các thành viên trong Ban quản trị là những người phải đi học quản lý vận hành chung cư.

Theo Điều 21 Thông tư 05/2024/TT-BXD thì số lượng thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc:

- Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà độc lập: Có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà thì mỗi khối nhà có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị;

- Đối với một cụm nhà chung cư: Có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị.

Ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư?
Ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư? (Ảnh minh họa)

2. Nội dung học quản lý vận hành nhà chung cư

Về nội dung học quản lý vận hành nhà chung cư được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17 Thông tư  05/2024/TT-BXD.

Theo đó, học quản lý vận hành nhà chung cư gồm 02 phần:

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

2.1 Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư

Kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư gồm 02 bài giảng:

(1) Bài giảng về kiến thức pháp luật chung bao gồm: pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng, pháp luật phòng cháy, chữa cháy, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản liên quan đến nhà chung cư.

Đề cương bài giảng gồm các nội dung:

  • Các quy định chung của pháp luật về pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng, pháp luật phòng cháy, chữa cháy, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản liên quan đến nhà chung cư
  • Các quy định có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, cải tạo, bảo trì nhà chung cư; quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà chung cư; giao dịch về nhà ở, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, hợp đồng bảo trì nhà chung cư

(2) Bài giảng về các nội dung cụ thể trong quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư:

  • Các quy định của pháp Luật Nhà ở về quản lý, sử dụng nhà chung cư;
  • Các nội dung của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các nội dung khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

2.2 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phần học lý thuyết bắt buộc bao gồm 07 chuyên đề sau :

(1) Chuyên đề 1: Nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

(2) Chuyên đề 2: Quản lý vận hành hệ thống điện, cấp thoát nước, thông gió - cấp nhiệt trong nhà chung cư;

(3) Chuyên đề 3: Quản lý vận hành hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nhà chung cư;

(4) Chuyên đề 4: Quản lý vận hành hệ thống thang máy, thang cuốn trong nhà chung cư;

(5) Chuyên đề 5: Quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan nhà chung cư và xử lý nước thải;

(6) Chuyên đề 6: Quản lý rủi ro, quản lý an ninh trật tự, hành chính và ứng phó với thiên tai tại nhà chung cư; các yêu cầu về nếp sống văn minh tại đô thị, nhà chung cư (nếu có);

(7) Chuyên đề 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư.

Ngoài ra, cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các chuyên đề đào tạo khác theo nhu cầu của học viên.

>>> Xem chi tiết đề cương phần học lý thuyết bắt buộc

Phần học thực hành bắt buộc gồm các nội dung:

- Khảo sát thực tế hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư;

- Thực hành nghiệp vụ bảo vệ, an ninh, chăm sóc khách hàng, vệ sinh môi trường, công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thao tác sử dụng công nghệ số và phần mềm quản lý vận hành nhà chung cư;

- Các phần thực hành khác có liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư theo nhu cầu của học viên;

- Sau khi khảo sát, thực hành, các học viên phải viết bài thu hoạch bao gồm các nội dung sau đây: quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý vận hành nhà chung cư; đánh giá về nghiệp vụ bảo vệ, an ninh, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường của nhà chung cư và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư.

3. Các hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư

Về các hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định như sau:

Thứ nhất là điều khiển, duy trì hoạt động, kiểm tra thường xuyên các hệ thống dưới đây để đảm bảo cho các hệ thống thiết bị này hoạt động bình thường:

  • Thang máy
  • Bảo dưỡng máy bơm nước
  • Máy phát điện
  • Hệ thống báo cháy tự động
  • Hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy
  • Các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư.

Thứ hai, cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;

thứ ba là các công việc khác có liên quan do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì tất cả các công việc nêu trên phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành.

Bên cạnh đó, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng dịch vụ đã ký kết với Ban quản trị.

Trên đây là thông tin về vấn đề ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Bị di dời mồ mả, được bồi thường thế nào?

Việc di chuyển mồ, mả, công trình thờ tự trên đất thường ít xảy ra do liên quan nhiều đến yếu tố tín ngưỡng, tâm linh. Vậy trường hợp buộc phải phải di dời mồ mả do Nhà nước thu hồi đất, các hộ gia đình có được đền bù? Bị di dời mồ mả được bồi thường thế nào? Cùng tìm hiểu.