Toàn bộ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Để được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng và ghi nhận tại trang 2 của Giấy chứng nhận (Sổ đỏ) thì chủ sở hữu công trình phải có giấy tờ để làm hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký bổ sung vào Giấy chứng nhận.


Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu công trình xây dựng là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở khi có một trong các loại giấy tờ sau:

1. Giấy phép xây dựng công trình đối với trường hợp phải xin phép xây dựng.

Trường hợp công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng.

3. Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực.

4. Giấy tờ của Tòa án nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật.

Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình xây dựng (Ảnh minh họa)

5. Nếu người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có một trong những giấy tờ trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có giấy tờ mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01/7/2004 có chữ ký của các bên có liên quan và được UBND từ cấp xã trở lên xác nhận.

- Trường hợp mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng trước ngày 01/7/2004 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được UBND cấp xã xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế công trình xây dựng đó.

- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu công trình có một trong những giấy tờ trên mà hiện trạng công trình không phù hợp với giấy tờ đó thì phần công trình không phù hợp với giấy tờ phải được UBND cấp xã xác nhận.

Lưu ý:

- Nếu cá nhân trong nước không giấy tờ thì phải được UBND cấp xã xác nhận công trình đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01/7/2004 và công trình được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

- Nếu công trình hoàn thành xây dựng từ ngày 01/7/2004 thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về công trình xây dựng không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch; trường hợp công trình thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại công trình đó.

Trên đây là những loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Nếu thửa đất có công trình xây dựng đã được cấp Giấy chứng nhận mà nay muốn cấp Giấy chứng nhận cho công trình xây dựng thì phải thực hiện theo thủ tục đăng ký bổ sung quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mua nhà đất qua vi bằng, nay bị đòi lại phải làm sao?

Hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều người mua nhà đất qua vi bằng do thiếu hiểu biết hoặc ham mua nhà đất giá rẻ mà không lường tới những hậu quả có thể dẫn tới “trắng tay” sau này. Vậy trường hợp "trót" mua nhà đất qua vi bằng nay bị đòi lại, phải làm sao?

2 trường hợp được giảm 80% tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất cần phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất. Vậy có trường hợp nào được giảm 80% tiền sử dụng đất không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.